Thẻ an toàn lao động được cấp cho người lao động khi họ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động như lò hơi, vận hành xe nâng. Vậy thẻ an toàn lao động là gì? Nội dung huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn nhóm 3 là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẻ an toàn lao động là gì?
- 2 2. Điều kiện để doanh nghiệp cấp thẻ an toàn lao động:
- 3 3. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
- 4 4. Ai được cấp thẻ an toàn lao động?
- 5 5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động:
- 6 6. Bắt buộc phải có thẻ an toàn lao động không?
- 7 7. Thẻ an toàn lao động có thời hạn bao lâu?
1. Thẻ an toàn lao động là gì?
Thẻ an toàn lao động (Thẻ ATLĐ) là một loại giấy chứng nhận được cấp cho người lao động đạt yêu cầu sau khi tham gia lớp huấn luyện an toàn lao động. Thẻ an toàn lao động chủ yếu được cấp cho công nhân, người lao động làm các nghành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như: công nhân ngành điện, lao động trên cao, cơ khí, hóa chất, vận hành nồi hơi, thiết bị nâng, các công việc dễ gây cháy nổ, hàn xì …
Như vậy chúng ta có thể hiểu thẻ ATLĐ có tác dụng chứng nhận người lao động đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Đây là một mẫu biểu mới mà Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định tại Mẫu 06 – phụ lục II của Nghị Định 44/2016/NĐ-CP, Thẻ an toàn lao động được thay thế cho mẫu chứng nhận an toàn lao động cũ bắt đầu từ ngày 1/7/2016.
Thẻ an toàn lao động này được cấp cho đối tượng người lao động thuộc nhóm 3 – người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn , vệ sinh lao động do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ban hành
Theo đó học viên sau khi tham gia huấn luyện đào tạo an toàn lao động tại các đơn vị đào tạo sẽ được cấp kết quả học tập như dưới, sau đó căn cứ vào kết quả học tập thì thẻ an toàn lao động được cấp mới có gia trị pháp lý.
2. Điều kiện để doanh nghiệp cấp thẻ an toàn lao động:
Điều kiện để doanh nghiệp cấp thẻ an toàn lao động đó là:
Phải có giấy phép hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Giấy phép này phải còn hiệu lực hoạt động.
Có các tài liệu huấn luyện nghiệp vụ được bộ lao động và thương binh xã hội ban hành.
Người huấn luyện phải có chuyên môn, có kỹ năng biên soạn, thuyết trình đáp ứng các yêu cầu ban hành của luật an toàn vệ sinh lao động.
Chúng ta có thể xem cụ thể trích dẫn
Theo Khoản 7, Điều 14 Luật số 84/2015/QH13: “Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động”.
Theo Điều 5 Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, điều kiện hoạt động của tổ chức tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là:
– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C theo quy định của
– Có tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bảo đảm số lượng người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.
Yêu cầu cụ thể đối với người được phép dạy tập huấn an toàn lao động.
Trường hợp người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện. Theo điều 22 mục 2 – Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động quy định:
3. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
3.1. Huấn luyện nội dung hệ thống pháp Luật an toàn, vệ sinh lao động:
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp Luật an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3.2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
Người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
3.3. Huấn luyện lý thuyết chuyên ngành:
Người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
3.4. Huấn luyện thực hành:
Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
Người huấn luyện thực hành bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, đồng thời phải tham gia khóa huấn luyện về nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 5 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Định kỳ 02 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần; trừ người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
b) Nội dung huấn luyện kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
c) Nội dung huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm:
An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác khoáng sản; an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực của người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự.
đ) Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 80 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch. Đối với các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác theo quy định tại điểm d khoản này, thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ đối với mỗi chuyên đề.
4. Ai được cấp thẻ an toàn lao động?
Tất cả các lao động thuộc nhóm 3 đều được cấp thẻ an toàn lao động sau khi tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động.
Đơn vị tổ chức huấn luyện có trách nhiệm cấp Thẻ an toàn lao động cho Người lao động (kể cả lao động hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
Khi có sự thay đổi về máy móc thiết bị, lao động thuộc nhóm 3 đều phải học tập huấn an toàn lao động và được cấp thẻ ATLĐ lại.
5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ an toàn lao động:
Theo quy định của
Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc theo hợp đồng hoặc không theo hợp đồng. Ví dụ như Viện Đào tạo ESC là một cơ quan có thẩm quyền đào tạo tập huấn an toàn vệ sinh lao động, cấp giấy chứng nhận an toàn lao động hoặc thẻ an toàn lao động sau khi đã kiểm tra người lao động đạt yêu cầu theo luật quy định.
6. Bắt buộc phải có thẻ an toàn lao động không?
Theo luật quy định thì bắt buộc người lao động thuộc nhóm 3 khi tham gia lao động bắt buộc phải có thẻ an toàn lao động. Nếu người lao động không có thẻ an toàn lao động mà bị phát hiện thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt. Luật quy định như sau:
Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.
7. Thẻ an toàn lao động có thời hạn bao lâu?
Thẻ an toàn lao động cũng như giấy chứng nhận an toàn lao động có giá trị lưu hành là 2 năm. Tuy nhiên nếu như trong thời hạn lưu hành này mà người lao động bị luân chuyển sang công việc khác cũng thuộc lao động nhóm 3 hoặc nơi làm việc thay đổi các loại máy móc đang sử dụng thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lại cho người lao động. Giấy phép sẽ được cấp mới.