Đề nghị giao kết hợp đồng? Thay đổi, rút lại Đề nghị giao kết hợp đồng? hủy bỏ Đề nghị giao kết hợp đồng? Chấm dứtĐề nghị giao kết hợp đồng? Sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng?
Giao kết hợ đồng là việc thỏa thuận giữa hai bên về thực hiện các nội dung về quyền và nghĩa vụ với các trường hợp cụ thể, Các bên khi giao kết hợp đồng phải thực hiện đúng các nội dung về nghĩa vụ của mình đối với đề nghị giao kết, Ngoài ra các bên còn có quyền Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Vậy việc Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng được quy định cụ thể như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về bài viết này.
Cơ sở pháp lý:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng
– Việc Đề nghị giao kết hợp đồng Là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể với các quyền và nghĩa vụ cụ thể Khi có bất cứ thay đổi nào liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, mỗi bên cũng có thể đưa ra những phương hướng thay đổi cho mình và thỏa mãn điều kiện thay đổi.
Về vấn đề đề nghị giao kết họp đồng thì được quy định tại
Ví dụ về đề nghị giao kết hợp đồng: Bên A đề nghị giao kết hợp đồng với Bên B để mua bán sản phẩm gia dụng với số lượng lớn, trong hợp đồng ký kết phải có các nội dung về Quyền và nghĩa vụ của các bên được các bên thông qua và đồng ý chịu sự ràng buộc về đề nghị này.
– Và đối với Đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp luật cũng quy định về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng như sau:
+ Trong các Trường hợp
+ Đối với các bên trực tiếp giao tiếp với nhau hay kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận và trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời theo quy định của pháp luật hiện hành
Lưu ý: về Thời điểm giao kết hợp đồng khi giao kết đó là đối với các Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng
Ví dụ về A Và B giao kết hợp đồng với nhau về mua mãnh đất C vào ngày 20/1/2021 đã thỏa thuận với nhau về các nội dung và giao tiền mua đất vào ngày 22/1/2021 thì khi thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó tức là hợp đồng được giao kết vào ngày 22/1/2021,
+ Đối Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, Đây được xem như giao kết bằng miệng và có giá trị pháp lý và nên có người làm chứng hoặc các căn cứ chứng minh để tránh các trường hợp xấu xảy ra
+ Tại quy định của Bộ Luật dân sự 2015 cũng có quy định về các trường hợp Đối Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản thì Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay vì khi có mặt cả 2 bên để ký kết hợp đồng và chấp thuận các quyền và và nghĩa vụ phai thực hiện để ràng buộc hợp đồng. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015
2. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
– Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
Ví dụ: A gửi lời đề nghị cho B về muôn thực hiện giao kết hợp đồng qua đường bưu điện nhưng sau đó lại gọi điện thông báo rút lại lời đề nghị
+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
– Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
Những thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng này được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự 2015 với các nội dung với mục đích để đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp đã được pháp luật quy định về rút thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng. Khi rút hay thay đổi đề nghị giao kết hợp dồng cần luu ý về các hậu quả pháp lý sau khi rút hay thay đổi các đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật Bỏi vì Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác vàTừ thời điểm hợp đồng có hiệu lực với các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng cần thông báo bắt buộc phải bằng văn bản đối với việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với bên còn lại tuy nhiên, Pháp luật không quy định việc thông báo bắt buộc phải bằng văn bản hay là phải cùng với hình thức của lời đề nghị được đưa ra, Như vậy trong các trường hợp này bên đưa ra đề nghị có thể lựa chọn bất kỳ hình thức thông báo nào miễn là việc thông báo này đảm bảo cho bên được đề nghị biết về việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng với bên còn lại
– Thông báo phải gửi đến trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng nếu bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận thì hợp đồng có thể đã được giao kết và việc hủy bỏ đề nghị giao kết. Vì thế mà trong trường hợp này yêu cầu gửi đề nghị đến trước thời điểm trả lời chấp nhận là cần thiết và phù hợp dựa trên các quy định của pháp luật
4. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
– Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
– Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
– Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
– Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
5. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng với bên còn lại nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Trong trường hợp này được hiểu ví dụ như: A với B giao kết với nhau hợp đồng mua 100 mét vải may mặc, Vào ngày 1/1/2020 với các nội dung về quyền và nghĩa vụ đã được thông qua và ký kết. Nhưng sau khi ký kết, A lại muốn đổi số lượng lên 200 hoặc giảm xuống 50… Và đề nghị sửa đổi do bên được đề nghị đề xuất về giao kết hợp đồng và cả 2 đều đồng ý với đề nghị đó.
Trên đây là quy định của chúng tôi về Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp và các thông tin pháp lý khác kèm theo dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.