Khái quát về giấy phép lái xe? Thay đổi nơi thường trú có phải đổi lại bằng lái xe không?
Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là “giấy tờ pháp lý” bắt buộc đối với các cá nhân điều khiển xe cơ giới trên đường bộ khi đáp ứng các điều kiện luật định. Đây là căn cứ và biện pháp để Nhà nước quản lý các cá nhân điều khiển phương tiện và dễ dàng xử lý khi có hành vi vi phạm giao thông, vì vậy, lúc nào cá nhân cũng phải có giấy phép lại xe và phải phù hợp, gắn liền với nhân thân. Khi thuộc một trong các trường hợp luật định, cá nhân phải tiến hành đối lại bằng lái xe, vậy nếu thay đổi nơi cư trú thì có phải đổi lại bằng lái xe không? Để trả lời cụ thể cho câu hỏi này, Luật Dương Gia sẽ đi sâu vào các vấn đề về đổi và cấp lại giấy phép lái xe trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về giấy phép lái xe?
Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là chứng chỉ (giấy tờ pháp lý) mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân vượt qua kỳ thi cấp giấy phép lái xe,cho phép cá nhân đó điều khiển phương tiện và tham gia giao thông đường bộ.
Giấy phép lái xe được phân biệt với nhau thông qua các hạng, bao gồm:
Một là Hạng A
Hạng A1 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
Hai là hạng B
Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Ba là hạng C
cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Bốn là hạng D
cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Năm là hạng E
cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Sáu là hạng F
Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
Việc phân loại giấy phép lái xe có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quản lý, bởi lẽ mỗi loại xe cơ giới xe có những đặc tính riêng, việc cấp giấy phép phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe và độ tuổi thì mới được thi sát hạch.
2. Thay đổi nơi thường trú có phải đổi lại bằng lái xe không?
Trên cơ sở định nghĩa về giấy phép lái xe, cùng với các phân hạng giấy phép lái xe, trong mục này tác giả sẽ trả lời cho cầu hỏi: “Thay đổi nơi thường trú có phải đổi lại bằng lái xe hay không?”
Trước hết, căn cứ để tiến hành cấp lại giấy phép lái xe được quy định tại Điều 36
Như vậy, thay đổi nơi thường trú không phải cấp lại giấy phép lái xe.
Thứ hai, căn cứ để người lái xe đổi giấy phép lái xe được quy định tại Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT theo đó, cá nhân phải tiến hành đổi giấy phép lái xe trong hai trường hợp: (i) đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET; (ii) Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe; (iii) Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống; (iv) Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Như vậy, thay đổi nơi thường trú cũng không phải đổi giấy phép lái xe.
Vậy tại sao, thay đổi nơi thường trú không phải đổi giấy phép lái xe?
Điều này xuất phát từ thuật ngữ “nơi thường trú”, Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; thuật ngữ này khác với “nơi cư trú” và hầu như trong các giấy tờ pháp lý đều sử dụng căn cứ xác định địa chỉ là “nơi cư trú”.
Thực tế, nội dung được ghi trên giấy phép lái xe là nơi cư trú và việc thay đổi nơi cư trú cũng không làm phát sinh nghĩa vụ cấp lại hay đổi giấy phép lái xe. Nơi cứ trú là căn cứ để chứng minh thẩm quyền cấp giấy phép có đúng hay không, tuy nhiên quá trình thực hiện kỳ thi sát hạch và kết quả cuối cùng đã được cấp giấy phép thì việc chứng minh thẩm quyền đó không quá quan trọng.
Trên cơ sở tìm hiểu pháp luật về cấp lại và đổi giấy phép lái xe, tác giả sẽ cung cấp thêm các thông tin pháp lý về trình tự, thủ tục cấp lại, đổi giấy phép lái xe như sau:
Đối với cấp lại giấy phép lái xe:
Mỗi trường hợp phải cấp lại giấy phép lái xe thì sẽ có hồ sơ và trình tự thực hiện riêng, ví dụ: đối với trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thì phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu; Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Sau đó, cá nhân nộp hồ sơ tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Đối với đổi giấy phép lái xe
Khác với cấp giấy phép lái xe, thủ tục đổi giấy phép lái xe phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền cấp, ví dụ đối với đổi giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải cấp:
Trước hết, người lái xe chuẩn bị hồ sơ bao gồm: (1) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu;
Tiếp đến, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Nếu nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ các đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe và
Nếu nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.
Cuối cùng, trách nhiệm trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Quy định về đổi, cấp lại giấy phép lái xe được đặt ra có ý nghĩa trong việc lường trước những yếu tố khách quan và chủ quan tác động làm ảnh hưởng tới hiệu lực của giấy phép lái xe, hơn nữa việc thay đổi giấy phép đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, phù hợp với quy định về quản lý và sử dụng giấy phép lái xe.