Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp do hết hạn hoặc do lý nào đó mà người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải thay đổi hộ chiếu. Vậy khi thay đổi hộ chiếu có phải xin cấp lại giấy phép lao động không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thay đổi hộ chiếu có phải xin cấp lại giấy phép lao động không?
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lao động:
- 3 3. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại:
- 4 4. Mẫu giấy phép lao động:
- 5 5. Khi hộ chiếu hết hạn có gia hạn được giấy phép lao động không?
- 6 6. Khi giấy phép hết hạn doanh nghiệp không gia hạn thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
1. Thay đổi hộ chiếu có phải xin cấp lại giấy phép lao động không?
Hộ chiếu hay còn gọi là Passport, được hiểu là một loại giấy tờ chứng minh bắt buộc cho phép người dân có thể xuất cảnh ra nước ngoài và được quyền nhập cảnh trở lại đất nước của mình sau khi chuyến đi kết thúc. Nếu như không có hộ chiếu thì không thể thực hiện việc xuất nhập cảnh qua nước ngoài.
Khi công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, giấy phép lao động là giấy tờ đầu tiên cần có và quan trọng nhất quyết định việc có được ở lại làm hay không tại Việt Nam. Khi sở hữu giấy phép lao động điều này đồng nghĩa với việc người lao động nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận là lao động hợp pháp, được bảo hộ mọi quyền và lợi ích của mình. Đây là quy định của pháp luật, nếu như không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, kèm theo ngay cả những điều lệ trong
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm:
– Thực hiện hợp đồng lao động.
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
– Chào bán dịch vụ.
– Vào làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Là tình nguyện viên.
– Đứng với vai trò là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
– Vào Việt Nam làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
– Vào Việt Nam tham gia thực hiện các gói thầu, dự án.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cấp lại giấy phép lao động trong các trường hợp sau:
– Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất.
– Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị hỏng.
– Trong trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn nhưng có sự thay đổi về họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu bao gồm nội dung:
+ Ảnh chân dung.
+ Họ, chữ đệm và tên.
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Giới tính.
+ Quốc tịch.
+ Ký hiệu.
+ Số giấy tờ xuất nhập cảnh.
+ Ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp hộ chiếu.
+ Ngày tháng năm hết hạn.
+ Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân.
+ Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Số hộ chiếu là gồm 07 chữ số và 01 chữ viết hoa, được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt trang 1 tới bìa sau của cuốn hộ chiếu và trùng với chữ. Thực tế, khi thay đổi cấp hộ chiếu sẽ là cấp mới hộ chiếu khác và số hộ chiếu sẽ thay đổi.
Do đó, khi thay đổi số hộ chiếu thì người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng sẽ phải cấp lại giấy phép lao động.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lao động:
2.1. Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cấp lại giấy phép lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
– 02 ảnh màu. Lưu ý: ảnh kích thước 4 cm x 6 cm; phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
Thời gian ảnh chụp không được quá 06 tháng
– Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.
Nếu như giấy phép lao động bị mất, cần phải có văn bản xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nếu như có sự thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động, cụ thể là thay đổi số hộ chiếu thì phải có giấy tờ chứng minh, ví dụ như hộ chiếu mới,…
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Với trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì sẽ không cần văn bản chấp thuận trên.
2.2. Trình tự cấp lại giấy phép lao động:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì nộp hồ sơ đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ của người đề nghị, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Nếu như trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ tương tự thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
4. Mẫu giấy phép lao động:
Mẫu Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 12/PLI) được ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2021):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG WORK PERMIT Số: No:
|
| Ảnh màu 4 cm x 6 cm Colour photo | GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG WORK PERMIT Số: No: | 8. Chức danh công việc: ……… Job title 9. Thời hạn làm việc từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm… | |||||||||
Period of work from (day/month/year) | to (day/month/year) | |||||||||||
1. Họ và tên (chữ in hoa): ……… Full name (in capital letters) | 10. Tình trạng giấy phép lao động: Work permit status | |||||||||||
2. Giới tính: Nam ……… Nữ: ……… | Cấp mới □ New issuance | Cấp lại □ Re-issuance | Gia hạn □ Ex-issuance | |||||||||
Sex | Male | Female | Ngày… tháng… năm… ……(1)….. (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Signature and stamp) | |||||||||
3. Ngày, tháng, năm sinh: ……… Date of birth (day/month/year) 4. Quốc tịch hiện nay: ……… Số hộ chiếu …… | ||||||||||||
Nationality | Passport number | |||||||||||
5. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức: ……… Working at enterprise/organization 6. Địa điểm làm việc: ………… Working place | ||||||||||||
7. Vị trí công việc: Job assignment | Nhà quản lý □ Manager | Giám đốc điều hành □ Excutive | ||||||||||
Chuyên gia □ Expert | Lao động kỹ thuật □ Technical worker | |||||||||||
Trong đó, hình thức làm việc: ……… In which, working form | ||||||||||||
Ghi chú: (1) Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)/Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố….
5. Khi hộ chiếu hết hạn có gia hạn được giấy phép lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép trong đó có bao gồm phải có bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cần phải có bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị nên nếu hộ chiếu của người lao động hết hạn thì không thể gia hạn giấy phép lao động.
6. Khi giấy phép hết hạn doanh nghiệp không gia hạn thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực thì xử phạt như sau:
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người: phạt từ 30 triệu đồng đến 45 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người: phạt tiền từ 45 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 21 người trở lên: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.