Thay đổi địa chỉ trường trú có phải sửa thông tin trên sổ đỏ không? Thủ tục thay đổi sổ đỏ khi thay đổi thông tin cá nhân trên sổ.
Hiện nay, việc thay đổi hộ khẩu thường trú diễn ra khá phổ biến. Vậy,khi thay đổi hộ khẩu thường trú chủ sở hữu giấy chứng nhận quyền sở hữu có phải đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hay không? Nếu không thay đổi liệu có gặp khó khăn gì? Bài viết của Luật Dương gia sẽ giải đáp vấn đề này giúp bạn đọc
1.Cơ sở pháp lý
Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2020
2. Giải quyết vấn đề
Mục lục bài viết
- 1 Thứ nhất, các thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 2 Thứ hai, địa chỉ thường trú theo quy định pháp luật
- 3 Thứ ba, thông tin bị thay đổi thì chủ sở hữu đất phải làm gì theo quy định pháp luật
- 4 Thứ tư, trình tự thực hiện thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật
- 5 Thứ năm, về việc có cần đính chính sổ đỏ đã cấp khi thay đổi địa chỉ thường trú không?
Thứ nhất, các thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT thông tin người sử dụng đất sẽ được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) bao gồm:
- Thông tin cơ bản của cá nhân người sử dụng đất (họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú);
- Trường hợp là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi các thông tin của chủ hộ (họ tên, năm sinh, CMND, địa chỉ thường trú của hộ gia đình);
- Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
- Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân ;địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
- Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
- Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Theo đó, thời điểm mà bạn được cấp giấy chứng nhận năm 1994 thì địa chỉ hộ khẩu thường trú ghi trên giấy chứng nhận sẽ là địa chỉ tại thời điểm năm 1994. Khi thay đổi tên tổ dân phố nơi bạn sống như vậy sẽ làm địa chỉ thường trú của bạn được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng với địa chị hiện tại.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, thay đổi địa chỉ thường trú là một trong những trường hợp thay đổi thông tin của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể tại điều 85,
Như vậy, trong trường hợp thay đổi tên tổ dân phố nơi bạn thường trú bạn không phải làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Thứ hai, địa chỉ thường trú theo quy định pháp luật
Thường trú là tình trạng của một cá nhân ở một quốc gia, vùng lãnh thổ cư trú. Thời gian cư trú không xác định nên sẽ không có sự quy định lâu hay dài.
Vậy từ đó có thể suy ra địa chỉ thường trú chính là địa điểm mà bạn đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền sở tại khi cư trú tại đó. Đó có thể là địa điểm nơi chủ thể sinh sống hoặc là nơi chủ thể làm việc, đăng ký kinh doanh…
Đối với những cá nhân từ nhỏ đã sinh sống cố định tại một địa điểm thì địa chỉ thường trú chính là nơi họ sống. Địa chỉ này được pháp luật công nhận, hợp pháp và thời gian cư trú ổn định.
Cách xác định địa chỉ thường trú
+ Đối với những cá nhân từ nhỏ đã sinh sống cố định tại một địa điểm thì địa chỉ thường trú chính là nơi họ sống. Địa chỉ này được pháp luật công nhận, hợp pháp và thời gian cư trú ổn định.
+ Còn đối với những người thường xuyên phải di chuyển, sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau thì địa chỉ thường trú sẽ được xác định ra sao? Với những cá nhân đó thì bạn phải hiểu rằng thường trú là nơi bạn cư trú ổn định, đã đăng ký cư trú với cơ quan có thẩm quyền. Mỗi người chỉ được đăng ký một địa chỉ thường trú.
Vì vậy, trong trường hợp này địa chỉ thường trú của những người thường xuyên di chuyển, thay đổi nơi sinh sống sẽ chính là nơi họ đăng ký thường trú. Khi được hỏi về địa chỉ thường trú họ cần đưa ra thông tin về nơi họ hiện vẫn đăng ký thường trú.
Cách đăng ký địa chỉ thường trú
Để đăng ký địa chỉ thường trú bạn cần làm việc với các cơ quan có thẩm quyền. Thời gian sinh sống và đăng kí tạm trú của bạn tại địa phương phải ổn định ít nhất từ 1 năm trở lên. Hoặc nếu thời gian đăng kí tạm trú chưa đủ 1 năm thì cần có người có hộ khẩu tại đó đồng ý nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
Còn đối với những người thuộc diện người ngoại quốc sinh sống tại Việt Nam, thì họ cần được cấp thẻ tạm trú, được cho phép cư trú ở Việt Nam vô thời hạn. Khi đó họ mới đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại đây.
Thứ ba, thông tin bị thay đổi thì chủ sở hữu đất phải làm gì theo quy định pháp luật
Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rằng khi người sử dụng đất thay đổi thông tin cá nhân, họ phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai , tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 9
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
- Các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động.
Thứ tư, trình tự thực hiện thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật
Mặc dù không thuộc trường hợp bắt buộc đính chính thông tin, nhưng nếu người sở hữu Giấy chứng nhận có nhu cầu đính chính, cơ quan có thẩm quyền vẫn giải quyết trường hợp này, nhất là để tạo điều kiện thuận lợi nếu chủ sở hữu bất động sản có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ) gồm có:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 2: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Căn cứ theo thời gian ghi trên giấy hẹn đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết việc thay đổi thông tin trên chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thứ năm, về việc có cần đính chính sổ đỏ đã cấp khi thay đổi địa chỉ thường trú không?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 106 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021về đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp quy định:
“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.
Theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
– Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Như vậy, trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú không thuộc trường hợp phải đính chính hoặc đổi sổ đỏ. Chỉ có những sai sót về hộ khẩu thường trú tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mới thuộc trường hợp người sử đụng đất phải tiến hành đính chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại điều này thì việc đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ thực hiện khi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót.
Hiện nay, gia đình bạn có sự thay đổi sổ hộ khẩu khác so với sổ đỏ đã cấp trước đó, tuy nhiên giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình là đúng theo địa chỉ tại thời điểm được cấp, do đó trường hợp này nếu bạn chỉ chuyển về để ở thì không bắt buộc phải thực hiện việc đính chính sổ đỏ đã cấp. Khi nộp hồ sơ bạn nộp bản sao sổ hộ khẩu hiện tại của bạn.