Thay đổi bên nhận thế chấp có cần sự đồng ý của bên thế chấp không? Trong đơn đăng ký thay đổi bên nhận thế có cần chữ ký của bên thế chấp không?
Thay đổi bên nhận thế chấp có cần sự đồng ý của bên thế chấp không? Trong đơn đăng ký thay đổi bên nhận thế có cần chữ ký của bên thế chấp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi vay vốn tại ngân hàng MHB, nay Ngân hàng MHB sáp nhập thành BIDV. Vậy, Trong đơn đăng ký thay đổi bên nhận thế chấp MHB thành BIDV có cần chữ ký của tôi không??
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005;
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
"1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.".
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồnglao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
– Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp năm 2014 và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Hợp đồng sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Theo như quy định trên thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) đã ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập MHB vào BIDV, để MHB chính thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV. Chủ tịch HĐQT BIDV Ông Trần Bắc Hà đã nói: “Nguyên tắc trong quá trình sáp nhập là kế thừa và bảo đảm mọi quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cổ đông và người lao động ở hai ngân hàng. Việc sáp nhập theo phương thức bàn giao nguyên trạng, đầy đủ toàn bộ hoạt động của MHB”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Hơn nữa theo quy định của pháp luật sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập phải tiếp tục thực hiện
"2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì việc bên ngân hàng MHB chuyển giao quyền cho ngân hàng BIDV không cần có sự đồng ý của bên bạn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi của bên bạn trong trường hợp nếu các bên có thỏa thuân với nhau thì tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên.