Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, số lượng người nộp thuế tại Việt Nam ngày càng tăng và theo đó các vấn đề liên quan đến gian lận thuế nói riêng và tuân thủ pháp luật thuế nói chung cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu thanh tra thuế và bản chất của công tác thanh tra thuế.
Mục lục bài viết
1. Thanh tra thuế là gì?
Trên thế giới, đa số các nước xác định thanh tra thuế là một hoạt động thanh tra chuyên ngành – hoạt động thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực.
Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích: “thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc”.
Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người nộp thuế nhằm kết luận về việc chấp hành các quy định pháp luật thuế; đánh giá ưu điểm – khuyết điểm, góp phần hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thuế; phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật thuế, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế…
Khái niệm về thanh tra thuế cũng được Tổng cục thuế giải thích rằng là “ hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội“.
2. Các trường hợp thanh tra thuế:
Thanh tra thuế là hoạt động diễn ra trong các trường hợp luật định, theo đó, tại Điều 113, Luật Quản lý thuế đưa ra 04 trường hợp cụ thể:
– Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
– Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
– Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Việc đưa ra các trường hợp là cách để phân biệt với công tác kiểm tra thuế. Đồng thời, đảm bảo rằng, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động thanh tra thuế là “tuân thủ pháp luật”, cụ thể:
Hoạt động thanh tra thuế phải tuân thủ theo pháp luật về thanh tra cũng như pháp luật thuế. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật đòi hỏi cơ quan thuế và cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi quyền hạn mà pháp luật cho phép và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định. Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý. Thực hiện nguyên tắc này, chủ thể thanh tra (cơ quan thuế, đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra) khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để kiểm tra, đánh giá, kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị thanh tra. Đối tượng thanh tra (người nộp thuế) phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi được yêu cầu.
3. Bản chất và tính tất yếu của công tác thanh tra thuế:
3.1. Bản chất của thanh tra thuế:
Thanh tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
3.2. Tính tất yếu của công tác thanh tra thuế:
Thuế là một trong các nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước dựa trên sự chia sẻ lợi ích của người nộp thuế. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế, một bên cố gắng tìm mọi cách để tránh thất thoát nguồn thu (nhà nước) và một bên trốn để đóng góp nguồn thu (người nộp thuế). Tuy nhiên, với tư cách là chủ thể quyền lực, nhà nước có quyền chi phối, thu thuế và sử dụng nó một cách hiệu quả, do đó, việc thực hiện công tác thanh tra thuế là cách hay nói đúng hơn và phương thức, công cụ để nhà nước quản lý thuế, chống thất thu thuế một cách triệt để trước thực trạng gian lận thuế ngày càng gia tăng và ngày càng tinh vi.
Công tác thanh tra thuế ra đời còn do sự tiếp thu từ pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, nơi các quy định về quản lý thuế cực kỳ chặt chẽ và nghiêm khắc, họ thấy được rằng, công tác thanh tra thuế thực sự có ý nghĩa, vai trò cực kỳ quan trọng, được biểu hiện rất cụ thể và Việt Nam cần thực hiện như vậy.
Nghiên cứu về tính tất yếu của công tác thanh tra thuế, không thể không nhắc đến vai trò của công tác thanh tra thuế, đây là biểu hiện của sự đúng đắn, hay tính tất yếu của thanh tra thuế, cụ thể:
– Trước hết, thanh tra thuế giúp chống thất thu thuế.
Điều này xuất phát từ nguyên tắc hiệu quả và mục đích chống gian lận thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước của thanh tra thuế. Thông qua việc tập trung vào thanh tra các lĩnh vực có rủi ro và những đối tượng có khả năng trốn, tránh thuế cao nhất, cơ quan thuế sẽ phát hiện các trường hợp trường hợp xác định thiếu nghĩa vụ thuế, tăng thu ngân sách nhà nước và xử lý phạt theo quy định.
– Thứ hai, thanh tra thuế khuyến khích sự tuân thụ tự nguyện.
Theo quan điểm quản lý thuế hiện đại, hoạt động thanh tra thuế cần phải khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của người nộp thuế. Điều này được thực hiện thông qua việc khuyến cáo người nộp thuế về rủi ro nếu không tuân thủ và để người nộp thuế nhận thức được rằng những hành vi vi phạm pháp luật thuế đều bị phát hiện và xử lý.
– Thứ ba, thanh tra thuế bảo đảm sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thanh tra thuế có vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng thông qua việc kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế, cạnh tranh bằng thủ đoạn trốn thuế, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tất cả người nộp thuế…
– Thứ tư, thanh tra thuế nâng cao hiệu lực, hiểu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.
Thực tiễn cho thấy, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế tùy thuộc vào nội dung, chất lượng và biện pháp tổ chức thực hiện các quyết định của cơ quan thuế. Hoạt động thanh tra thuế nhằm đánh giá, nhận xét tình hình chấp hành pháp luật thuế và các kết quả thực hiện quyết định quản lý thuế; làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc cá nhân nào để chấn chỉnh hoặc xử lý (khi có vi phạm)… và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế.
– Thứ năm, thanh tra thuế hoàn thiện chính sách pháp luật thuế.
Thông qua hoạt động thanh tra thuế, cơ quan thuế có cơ hội và điều kiện phát hiện ra các kẽ hỡ trong chính sách, pháp luật thuế mà người nộp thuế đang lợi dụng để từ đó có những đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
– Thứ sáu, thanh tra thuế giúp thu thập thông tin.
Qua thanh tra thuế đối với người nộp thuế, cơ quan thuế có thể thu thập, tổng hợp được thông tin và các hành vi gian lận thuế, tránh thuế của người nộp thuế. Các thông tin này có thể được sử dụng để xây dựng, triển khai các chương trình thanh tra trong tương lai cũng như sử dụng vào các lĩnh vực quản lý thuế khác như: tuyên truyền hỗ trợ; hoàn thiện chính sách pháp luật thuế; thu nợ và cưỡng chế nợ thuế…
– Thứ bảy, thanh tra thuế hỗ trợ người nộp thuế.
Trong quá trình thanh tra, cán bộ thanh tra có thể tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp thuế về chính sách, pháp luật thuế. Cũng như qua thanh tra thuế, cơ quan thuế có thể phát hiện ra các ngành nghề, lĩnh vực có có mức độ tuân thủ thấp, chưa nắm rõ quy định của pháp luật thuế để