Quy định về tài sản bảo đảm? Thanh toán khoản nợ có bảo đảm và Thứ tự ưu tiên thanh toán?
Tài sản bảo đảm được hiểu là các tài sản thuộc bên sở hữu đó là bên bảo đảm và được phép giao dịch khi không vi phạm các quy định của pháp luật. Tài sản bảo đảm trong các trường hợp có thể thuộc quyền sở hữu của người thứ ba nếu các bên có thỏa thuận. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về một trường hợp cu thể đó chính là Thanh toán khoản nợ có bảo đảm? Thứ tự ưu tiên thanh toán? theo quy định. Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Quy định về Tài sản bảo đảm
1.1. Tài sản bảo đảm là gì?
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về Tài sản bảo đảm:
“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Theo đó có thể thấy tài sản bảo đảm là loại tài sản có các đặc điểm như tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dung đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử đụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận.
1.2. Điều kiện của tài sản bảo đảm
Theo Điều 295 Bộ luật dân sự 2015,Tài sản bảo đảm phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
– Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu
Khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này nhằm loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm.
– Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.
Vì tài sản bảo đảm có thể là các loại tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên pháp luật dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản,… Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán ( Khoản 4 Điều 295
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai.
Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
2. Thanh toán khoản nợ có bảo đảm và Thứ tự ưu tiên thanh toán?
Tại Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là trường hợp được đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 297 của Bộ Luật dân sự. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng tức là thứ tự đăng ký hoặc việc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp của bên nhận bảo đảm.
– Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực trong trường hợp đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba đây là trường hợp có biện pháp được đăng ký theo quy định, có biện pháp bảo đảm không tự nguyện đăng ký. Biện pháp bảo đảm này thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp được thanh toán trước, sau đến các nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không đăng ký biện pháp bảo đảm.
– Biện pháp bảo đảm trong các trường hợp đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là các trường hợp không được đăng ký biện pháp bảo đảm, trừ biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản, do đó thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Tuy nhiên, Pháp luật cũng cho phép các bên thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Đối với các trường hợp khi xác lập giao dịch bảo đảm thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm) mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm theo quy định. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Dựa trên các quy định thì Không phải trong mọi trường hợp các bên trong giao dịch đều phải tuân thủ theo thứ tự ưu tiên thanh toán như trên. và Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng và ghi nhận sự thỏa thuận của các bên với nhau, sựa thỏa thuận đây được xem là điều kiện tiên quyết trước khi áp dụng thứu tự ưu tiên thanh toán theo luật định. Vì lý do đó nên các bên cùng nhận bảo đảm có thể thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định.
Ví dụ: An (bên bảo đảm) thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình cho Ba (bên nhận bảo đảm) để bảo đảm cho khoản vay của An với Ba và việc thế chấp này đã được đăng ký vào ngày 01/01/2018. Sau đó, An lại đem quyền sử dụng đất trên tiếp tục thế chấp cho Cường để bảo đảm cho khoản vay của An với Cường và việc thế chấp này được đăng ký vào ngày 02/02/2018. Trong trường hợp này đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba nên khi xử lý tài sản bảo đảm thì sẽ căn cứ vào thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, tức trường hợp này thì Ba được ưu tiên thanh toán trước vì giao dịch bảo đảm giữa An với Ba được tiến hành đăng ký trước.
Nếu đối với các trường hợp các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký theo quy định của pháp luật. Nhưu vậy có thể thấy, giao dịch bảo đảm nào có thời điểm đăng ký giao dịch trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước và ngược lại.
Theo nhu trên thì trong số những giao dịch bảo đảm có giao dịch bảo đảm được đăng ký và có những giao dich bảo đảm không được đăng ký theo quy định, thì ưu tiên thanh toán cho giao dịch bảo đảm được đăng ký trước và giao dịch bảo đảm không được đăng ký sẽ thanh toán sau theo quy dinh.
Trên đây là thong tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thanh toán khoản nợ có bảo đảm? Thứ tự ưu tiên thanh toán? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.