Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?

Tư vấn pháp luật

Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?

  • 05/08/202205/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?

     

    Đơn vị hành chính là một bộ phận trong cấu trúc tổ chức hành chính nhà nước, thể hiện quan hệ quyền lực giữa Trung ương với chính quyền địa phương. Hiện nay, việc phân cấp đơn vị hành chính đã trở thành vấn đề quan trọng, góp phần đáng kể  trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Trong số các đơn vị hành chính hiện nay, bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu về thành phố trực thuộc tỉnh và các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam.

    Cơ sở pháp lý:

    – Hiến pháp 2013;

    – Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;

    – Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Thành phố trực thuộc tỉnh là gì?
    • 2 2. Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam:

    1. Thành phố trực thuộc tỉnh là gì?

    Thành phố trực thuộc tỉnh là một loại hình đơn vị hành chính cấp hai tại Việt Nam, tương đương với huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).

    Khác với các đơn vị hành chính thuộc tỉnh khác, thành phố trực thuộc tỉnh thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một tỉnh hoặc vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh, hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.

    Hiến pháp 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 110 như sau:

    “1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

    Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

    Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

    Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”.

    Bên cạnh đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tại Điều 2 như sau:

    “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

    2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

    3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    4. Đơn vị hành chính – kính tế đặc biệt.”

    Như vậy, thành phố thuộc tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ 2 trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

    Tuy nhiên, so với các quận, huyện, thị xã, thì thành phố thuộc tỉnh thường lớn hơn và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này được ghi rõ trong Nghị định số 15/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế – xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và giao lưu trong nước, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ (điều 5). Cũng theo nghị định này thì thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I trong tổng số các loại.

    Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh

    Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 5, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một đơn vị để được trở thành thành phố thuộc tỉnh cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

    “Điều 5. Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

    1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

    2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.

    3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

    a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;

    b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

    4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.

    5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.”

    Các đơn vị hành chính cấp dưới 

    Một thành phố thuộc tỉnh được chia ra thành nhiều phường (phần nội thành) và xã (phần ngoại thành). Tính đến năm 2020, Việt Nam có 7 thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường trực thuộc mà không còn xã nào trực thuộc là: Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Huế, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một và Vĩnh Long.

    * Một số quy định của pháp luật về phân loại đơn vị hành chính, trong đó có thành phố trực thuộc tỉnh như sau:

    Khung điểm phân loại đơn vị hành chính

    – Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.

    – Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.

    – Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.

    – Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.

    Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính

    – Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.

    – Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.

    – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III. 

    Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính

    – Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính gồm:

    +Tờ trình của Ủy ban nhân dân;

    + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã;

    + Báo cáo thuyết trình đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;

    + Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;

    + Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;

    + Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.

    – Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đơn vị hành chính phải tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi cơ quan thẩm định hồ sơ và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố.

    Tiêu chuẩn thu, chi ngân sách địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bình quân 3 năm gần nhất trước liền kề với năm gửi cơ quan thẩm định hồ sơ.

    – Kinh phí phân loại đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm. 

    Trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp huyện

    – Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    – Sở Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét.

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Nghị quyết 1211/2016.

    – Bộ Nội vụ phải tổ chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến.

    – Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.

    Thành phố trực thuộc tỉnh trong tiếng Anh là “Provincial city”.

    2. Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam:

    Đến ngày 1 tháng 1 năm 2021, Việt Nam có 79 thành phố thuộc tỉnh. Trong đó:

    – 58 thành phố là tỉnh lỵ

    – 21 thành phố không phải là tỉnh lỵ

    – 1 tỉnh có 4 thành phố trực thuộc: Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả)

    – 3 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc:

    + Bình Dương: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An

    + Đồng Tháp: Cao Lãnh, Hồng Ngự, Sa Đéc

    + Kiên Giang: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc

    – 12 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc:

    + Thái Nguyên: Thái Nguyên, Sông Công

    + Vĩnh Phúc: Vĩnh Yên, Phúc Yên

    + Hải Dương: Hải Dương, Chí Linh

    + Ninh Bình: Ninh Bình, Tam Điệp

    + Thanh Hóa: Thanh Hóa, Sầm Sơn

    + Quảng Nam: Tam Kỳ, Hội An

    + Khánh Hòa: Nha Trang, Cam Ranh

    + Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc

    + Đồng Nai: Biên Hòa, Long Khánh

    + Bà Rịa – Vũng Tàu: Bà Rịa, Vũng Tàu

    + An Giang: Long Xuyên, Châu Đốc

    + Hậu Giang: Vị Thanh, Ngã Bảy

    – 42 tỉnh còn lại có 1 thành phố trực thuộc tỉnh

    Thành phố có diện tích lớn nhất là Hạ Long (Quảng Ninh) với 1.119,36 km2.

    Thành phố có diện tích nhỏ nhất là Sầm Sơn (Thanh Hóa) với 44,94 km2.

    Thành phố có nhiều đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Thanh Hóa (Thanh Hóa) với 34 đơn vị hành chính cấp xã (30 phường và 4 xã).

    Thành phố có ít đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất là Ngã Bảy (Hậu Giang) với 6 đơn vị hành chính cấp xã (4 phường và 2 xã).

    Thành phố có nhiều xã nhất là Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) với 14 xã.

    Có 7 thành phố chỉ có phường, không có xã trực thuộc là: Bắc Ninh (Bắc Ninh), Dĩ An (Bình Dương), Đông Hà (Quảng Trị), Huế (Thừa Thiên Huế), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Vĩnh Long (Vĩnh Long).

    Thành phố có nhiều phường nhất là Thanh Hóa (Thanh Hóa) với 30 phường.

    Thành phố có ít phường nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) với 2 phường.

    Thành phố đảo duy nhất của Việt Nam là Phú Quốc (Kiên Giang).

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.216 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    BÀI VIẾT MỚI

    Đại lý là gì? Đặc điểm, quyền nghĩa vụ của đại lý thương mại?

    Đại lý thương mại là gì? Đặc điểm của đại lý thương mại? Quy định chung về đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại? Quyền và nghĩa vụ của đại lý thương mại?

    Vụ nhét bé trai vào tủ cấp đông sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào?

    Người thực hiện hành vi nhét bé trai vào tủ cấp đông gây rúng động dư luận sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Trách nhiệm bồi thường như thế nào?

    Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?

    Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại? Phân loại tranh chấp thương mại?

    Xếp hạng nhà thầu là gì? Quy định về xếp hạng nhà thầu

    Xếp hạng nhà thầu là gì? Quy định về xếp hạng nhà thầu?

    Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

    Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không? Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật doanh nghiệp?

    Kinh doanh không thường xuyên là gì? Cá nhân kinh doanh không thường xuyên?

    Kinh doanh không thường xuyên? Cá nhân kinh doanh không thường xuyên? Quy định của pháp luật về nguyên tắc khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh? Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh? Thời điểm xác định doanh thu tính thuế? Quy định về phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh?

    Nhà thầu độc lập là gì? Đánh giá tính độc lập của nhà thầu?

    Nhà thầu độc lập là gì? Đánh giá tính độc lập của nhà thầu? Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư? Quy trình lựa chọn nhà thầu?

    Cổ đông sáng lập là gì? Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập?

    Cổ đông sáng lập là gì? Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập của công ty cổ phần sử dụng bản thông báo nào?

    Chủ sở hữu doanh nghiệp là gì? Phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp

    Quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh? Chủ sở hữu doanh nghiệp là gì? Phân biệt giữa chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp?

    Hợp đồng lao động theo mùa vụ là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng lao động theo mùa vụ?

    Hợp đồng lao động theo mùa vụ là gì? Quyền và nghĩa vụ của người lao động? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mùa vụ?

    Bảo hiểm thai sản là gì? Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

    Bảo hiểm thai sản là gì? Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thai sản? Đóng bảo hiểm được 3 tháng có được hưởng chế độ thai sản? Chưa gộp sổ khi có nhiều sổ bảo hiểm có được giải quyết chế độ thai sản không? Có được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH ở hai nơi? Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh

    Phân biệt giữa hình thức kỷ luật sa thải và buộc thôi việc

    Phân biệt giữa hình thức kỷ luật sa thải và buộc thôi việc? Phân biệt, so sánh và nêu những điểm khác biệt giữa hai hình thức kỷ luật sa thải và kỷ luật buộc thôi việc?

    Có được sa thải nhân viên tự ý nghỉ việc 5 ngày không có lý do?

    Trường hợp người lao động nghỉ việc không phải xin phép? Trường hợp người lao động nghỉ việc phải xin phép? Khi nào người sử dụng lao động được quyền sa thải vì người lao động nghỉ việc?

    Người nước ngoài là gì? Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

    Người nước ngoài là gì? Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

    Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng?

    Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng tại Việt Nam? Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng?

    Công nhận quốc tế là gì? Công nhận quốc tế trong công pháp quốc tế?

    Khái niệm công nhận quốc tế? Các thể loại công nhận quốc tế?

    Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

    Chức danh nghề nghiệp là gì? Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên? Quy định về cách xếp lương cho giáo viên? Trường hợp nào giáo viên được xét nâng lương? Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên THCS?

    Biệt phái công chức là gì? Quy định về biệt phái công chức?

    Biệt phái công chức là gì? Cách tính lương thêm giờ, thu nhập tăng thêm đối với công chức biệt phái? Chế độ đối với công chức biệt phái? Các trường hợp biệt phái công chức? Thời hạn biệt phái công chức? Quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục biệt phái công chức? Chế độ, chính sách đối với công chức được biệt phái?

    Dân quân cơ động là gì? Thời gian tham gia dân quân tự vệ cơ động

    Dân quân cơ động là gì? Thời gian tham gia dân quân tự vệ cơ động? Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ?

    Người lao động bị sa thải được nhận các chế độ, trợ cấp gì?

    Căn cứ xác định quyền lợi của người lao động bị sa thải? Các trường hợp người lao động bị sa thải? Các quyền lợi, chế độ người lao động vẫn được hưởng khi bị sa thải? Các quyền lợi, chế độ người lao động không được hưởng khi bị sa thải?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá