Khái quát chi nhánh công ty và công ty con? Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh? Quyền hạn, nghĩa vụ của chi nhánh công ty và công ty con?
Trong lĩnh vực thương mại thì chi nhánh công ty và công ty con đều là những chủ thể hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa chi nhánh công ty và công ty con, không phải ai cũng phân biệt được chi nhánh công ty khác với công ty con như thế nào? Hiểu được điều đó, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty con trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 105/2020/TT–BTC
1. Khái quát chi nhánh công ty và công ty con
1.1. Chi nhánh công ty
– Chi nhánh công ty được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được công ty thành lập để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Chi nhánh công ty được thực hiện kinh doanh phát sinh lợi nhuận dựa trên những ngành nghề mà công ty đăng ký kinh doanh, nhưng không phải bất kỳ ngành nghề nào của công ty chi nhánh cũng đều được thực hiện hoạt động kinh doanh, mà tùy theo nhu cầu và điều kiện thì chi nhánh công ty sẽ thực hiện kinh doanh ngành nghề theo ủy quyền của doanh nghiệp.
1.2. Công ty con
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty con là loại hình công ty do công ty mẹ chi phối bởi một trong các điều kiện như sau:
– Công ty mẹ chi phối về vốn của công ty con: công ty mẹ sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con.
– Công ty mẹ chi phối về quản trị của công ty con: công ty mẹ có quyền bổ nhiệm các thành viên của công ty con như: Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý công ty như Giám đốc hay Tổng giám đốc của công ty.
– Công ty mẹ có quyền quyết định về việc thay đổi Điều lệ công ty của công ty con.
+ Tùy thuộc vào từng loại hình của công ty con mà công ty mẹ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con với tư cách là thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty con theo quy định pháp luật hiện hành.
+ Tuy nhiên khi thực hiện các giao dịch thương mại hay ký kết hợp đồng thì công ty mẹ và công ty con đều được thiết lập và thực hiện hiện một cách bình đẳng, độc lập theo các điều kiện áp dụng nhất định mà không trái với quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp công ty mẹ can thiệp vào hoạt động của công ty con ngoài phạm vi thẩm quyền của công ty mẹ hay buộc công ty con thực hiện các hoạt động trái với nguyên tắc kinh doanh thông thường mà gây ra thiệt hại cho công ty hay cá nhân, doanh nghiệp khác thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thiệt hại đó.
2. Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh
Vì chi nhánh công ty và công ty con đều thực hiện hoạt động kinh doanh và đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên nhiều người sẽ có sự nhầm lẫn giữa hai đơn vị này. Tuy nhiên dựa vào bản chất của chi nhánh công ty và công ty con thì hai đơn vị này sẽ có rất nhiều đặc điểm khác nhau để phân biệt.
2.1. Về tư cách pháp nhân
– Chi nhánh công ty là đơn vị được công ty thành lập tại cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở kế hoạch và Đầu tư, và chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mà không có tư cách pháp nhân.
– Còn công ty con tuy là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ bởi nguồn vốn hoặc bởi sự chi phối quản trị của công ty nhưng công ty con vẫn được quyền tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư, và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chính vì vậy mà công ty con có tư cách pháp nhân.
Như vậy, chi nhánh công ty và công ty con đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên công ty con có tư cách pháp nhân giống như doanh nghiệp còn chi nhánh công ty thì không có tư cách pháp nhân. Bởi hình thức công nhận của chi nhánh công ty là đăng ký hoạt động, còn hình thức công nhận của công ty con là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2.2. Về vốn điều lệ
– Chi nhánh công ty không có vốn điều lệ bởi chi nhánh không có tư cách pháp nhân và hoạt động phụ thuộc vào doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính công ty, được thành lập hợp pháp và có con dấu cùng với tài khoản chi nhánh riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản mà phải nhân danh trụ sở chính công ty thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó nguồn vốn hoạt động của chi nhánh công ty hoàn toàn là do công ty chính cung cấp.
– Còn công ty con có vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, bởi công ty con được đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoàn toàn độc lập trong hoạt động đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân của riêng nó.
2.3. Về mã số thuế
– Do mang tư cách độc lập trong hoạt động đăng ký kinh doanh và có vốn điều lệ nên công ty con được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp một mã số thuế riêng, độc lập với mã số thuế của công ty mẹ.
– Còn chi nhánh công ty chỉ được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định pháp luật mà không có mã số thuế riêng giống như công ty con.
2.4. Về trách nhiệm của chủ sở hữu
– Chủ sở hữu của chi nhánh công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của chi nhánh của công ty mình bởi chi nhánh công ty được thành lập bởi công ty. Ngoài ra, chủ sở hữu của chi nhánh công ty cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi chi nhánh công ty giải thể, phá sản.
– Còn đối với chủ sở hữu công ty của công ty con thì chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào vốn điều lệ của công ty con, bao gồm đối với cả trường hợp công ty con giải thể, phá sản.
2.5. Về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
– Chi nhánh công ty được phép chuyển lợi nhuận phát sinh từ chi nhánh về công ty để công ty chính tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động của công ty.
– Còn công ty con thì không được phép chuyển lợi nhuận phát sinh từ công ty con về công ty mẹ mà phải tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở công ty con.
3. Quyền hạn, nghĩa vụ của chi nhánh công ty và công ty con
3.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh công ty
– Chi nhánh công ty có các quyền sau đây:
+ Chi nhánh công ty được quyền thuê trụ sở hoặc thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh công ty.
+ Chi nhánh công ty được quyền tuyển dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chi nhánh công ty có quyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Chi nhánh công ty được phép mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
+ Chi nhánh công ty được phép chuyển lợi nhuận phát sinh từ chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chi nhánh công ty có con dấu riêng mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chi nhánh công ty được quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Chi nhánh công ty có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của chi nhánh công ty bao gồm:
+ Chi nhánh công ty phải thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Chi nhánh công ty phải thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chi nhánh công ty có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty con
Công ty con là đơn vị được công ty mẹ cấp vốn và các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ, do đó công ty con có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý nợ đối với hoạt động của công ty. Công ty con còn có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong điều lệ công ty, nội quy, quy chế của nhóm công ty. Ngoài ra, công ty con cũng phải thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty mẹ giao hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty con khác trong tập đoàn doanh nghiệp.
Công ty con là đơn vị do công ty mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối thì hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con chủ yếu hoạt động theo những quy định tại