Thẩm tra lý lịch của người xin kết nạp vào Đảng. Luật sư tư vấn về nội dung thẩm tra lý lịch đối với người xin kết nạp Đảng.
Thẩm tra lý lịch của người xin kết nạp vào Đảng. Luật sư tư vấn về nội dung thẩm tra lý lịch đối với người xin kết nạp Đảng.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Bên vợ em lý lịch không được tốt, bên em thì đã có người vào đảng. Cho em hỏi nếu em làm lý lịch xin vào đảng không ghi bên vợ được không ạ, tại bọn em chưa đăng kí ạ. Xin chuyên gia tư vấn dùm em?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này bạn và vợ bạn chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Bởi theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký kết hôn như sau:
"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý."
Như vậy, việc xác lập quan hệ vợ chồng được dựa trên việc đăng ký kết hôn. Mặt khác, Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
– Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Như vậy, từ các quy định trên thì hai vợ chồng bạn chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Chỉ khi nào các bạn đi đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận thì lúc đó bạn và vợ mới là vợ chồng.
Ở đây, bạn đang làm lý lịch xin vào Đảng. Căn cứ theo điểm a, mục 3.4
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về cách ghi hồ sơ kết nạp đảng viên: 1900.6568
– Nội dung thẩm tra, xác minh:
+ Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Phương pháp thẩm tra, xác minh
+ Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
+ Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
+ Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
Theo đó, các đối tượng thẩm tra lý lịch của người vào Đảng gồm có người vào Đảng và cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, nếu người vào Đảng đã lấy vợ thì trong hồ sơ kết nạp Đảng viên sẽ phải khai ghi vợ và gia đình nhà vợ. Trong trường hợp của bạn thì các bạn chưa đăng ký kết hôn nên hồ sơ kết nạp Đảng viên của bạn sẽ ghi là độc thân và ghi lý lịch bên gia đình bạn.