Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con? Thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con?
Trong quan hệ hôn nhân được pháp luật Việt Nam bảo vệ thì ngoài quy định của quyền nhân thân trong quan hệ này nói chung được xác định là gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác được thì trong đó, pháp
Tai sao lại có quy định về vấn đề xác định cha, mẹ con thì có thể lý giải một cách đơn giản là ngoài việc xác định con chung trong thời kỳ hôn nhân mà còn được quy định để xác định con chung giữa những người không có quan hệ hôn nhân. Vây trong quá trình thực hiện việc xác định cha, mẹ, con thì thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào? Thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những trường hợp khác nhau thì thẩm quyền giải quyết cũng được quy định khác nhau. Do đó, việc giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng được quy định rõ ràng tại Điều 101 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con, cụ thể:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 101
Như vậy, cơ quan hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp thuộc về:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Do đó, trong trường hợp xác định cha, mẹ, con theo nguyên tắc suy đoán pháp lý chỉ được thực hiện khi không có tranh chấp theo như quy định tại điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ áp dụng theo thủ tục hành chính. Bên cạnh đó thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Theo khoản 2 Điều 101
2. Thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo như quy định hiện hành thì thủ tục giải quyết việc xác định cha mẹ con được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo hướng dẫn tại Điều 25, 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết:
Việc nhận cha mẹ con có trường hợp có tranh chấp và không có tranh chấp thủ tục thực hiện sẽ khác nhau:
Thứ nhất, trong trường hợp không có tranh chấp
– Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo
– Một trong các giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Nếu việc nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Thứ hai, trường hợp có tranh chấp
– Đơn khởi kiện
– Bản sao công chứng chứng minh minh nhân dân, hộ khẩu
– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh, Phiếu xác nhận ADN, Giấy nhận con, cha, mẹ, xác nhận của những người biết về sự việc, Giấy chứng tử của cha cháu bé, …
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:
– Nộp đủ hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con;
– Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ;
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:
– Nộp đầy đủ hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
– Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Như vậy, để xác nhận được cha, mẹ, con thì các cá nhân, cơ quan, đơn vị cần phải tuân thủ các quy định về thủ tục thực hiện theo các bước như đã nêu ở trên để tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây ảnh hưởng đến thời gian xác nhận được cha, mẹ, con theo như quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó thì việc chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu giải quyết xác định cha, mẹ, con thì tùy vào trường hợp có tranh chấp hoặc không có tranh chấp mà chuẩn bị hồ sơ khác nhau theo như nội dung đã nêu tại Bước 1. Đồng thời việc gửi hồ sơ của việc xác định cha, mẹ, con không có yếu tố nước ngoài với có yêu tố nước ngoài thì cũng thuộc cơ quan có thẩm quyền khác nhau.