Thẩm quyền, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Tôi là cán bộ địa chính xã, khi thực hiện theo kế hoạch kiểm tra xử lý vi phạm lấn, chiếm đất lâm nghiệp, phát hiện trường hợp dựng hàng rào lưới thép B40, trụ bê tông trên đất lâm nghiệp, thời điểm kiểm tra, lập biên bản không xác định được người vi phạm vậy thẩm quyền của UBND xã có được tạm giữ số tang vật nói trên không? Nếu được thì khi ban hành Quyết định tạm giữ tang vật ngày 20/01 nhưng đến ngày 23/01 chúng tôi mới tiến hành tạm giữ vậy có được không? xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì để giải quyết vấn đề của bạn cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp.
Theo thông tin, bạn là cán bộ địa chính xã, khi đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thì đã phát hiện trường hợp người khác tự ý dựng hàng rào lưới thép B40, trụ bê tông trên diện tích đất lâm nghiệp, và không xác định được người vi phạm. Trường hợp này, người vi phạm đã có hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp.
Trường hợp này, người vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ- CP của Chính phủ, cụ thể:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
Luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ -CP thì người có hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp (gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất) thể hiện ở hành vi tự ý dựng hàng rào lưới thép B40, xây trụ bê tông trên đất lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt và ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ- CP thì khi Ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện ra hành vi này, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có quyền:
– Xử phạt hành chính với mức phạt tiền :đến 5.000.000 đồng; phạt cảnh cáo.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Qua phân tích cho thấy, khi bạn là cán bộ địa chính xã phát hiện ra có hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp bằng việc xây dựng hàng rào lưới thép B40, trụ bê tông trên đất lâm nghiệp thì trường hợp này, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ – CP được trích dẫn ở trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Với mức phạt tiền như vậy thì căn cứ theo Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ -CP, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có quyền ra lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp.
Về việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính: Căn cứ theo quy định tại Điều 125
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
…”
Xem xét trong trường hợp của bạn, như đã phân tích, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp, và có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng. Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 125
Việc tạm giữ tang vật theo quy định tại khoản 1 Điều 125
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ tang vật thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
– Để đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu không thuộc một trong những trường hợp được xác định ở trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ không được thực hiện việc tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính. Sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành thì cơ quan có thẩm quyền phải chấm dứt việc tạm giữ tang vật. Do vậy, khi Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm giữ tang vật trong vụ việc lấn, chiếm đất này thì phải thuộc một trong các trường hợp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
… 5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản…
Thời gian tạm giữ tang vật theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp cần xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật. Thời hạn tạm giữ tang vật được tính từ thời điểm tang vật bị tạm giữ thực tế, và không được vượt quá thời hạn ra
Xem xét trong trường hợp cụ thể của bạn, theo thông tin, khi phát hiện hiện trường vụ việc dựng hàng rào lưới thép B40, trụ bên tông trên đất lâm nghiệp thì tại thời điểm kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính thì không xác định được người vi phạm. Có thể thấy, trong trường hợp này, do không xác định được ai là người lấn, chiếm đất; ai là người đã dựng hàng rào lưới thép và đóng trụ bên tông này, nên nếu việc tạm giữ tang vật nhằm mục đích để xác minh chủ thể vi phạm và ngăn chặn ngay hành vi hành chính thì Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có quyền tạm giữ tang vật vi phạm.
Tuy nhiên, tại thời điểm tạm giữ tang vật vi phạm hành chính thì phải có quyết định tạm giữ phương tiện bằng văn bản. Pháp luật không có quy định bắt buộc việc tạm giữ tang vật phải tiến hành tại thời điểm ra quyết định tạm giữ tang vật, tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quyết định tạm giữ tang vật phải có trước khi tiến hành việc tạm giữ. Tại thời điểm tạm giữ tang vật vi phạm hành chính thì phải có mặt người vi phạm. Trong trường hợp, tại thời điểm tạm giữ tang vật mà người vi phạm vắng mặt hoặc không xác minh được người vi phạm thì phải niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Do vậy, trong trường hợp cụ thể của bạn, cho dù không xác định được người vi phạm thì từ những phân tích nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có quyền tạm giữ số tang vật trên nhưng tại thời điểm thực hiện việc niêm phong, tạm giữ phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Việc Quyết định tạm giữ tang vật được ban hành vào ngày 20/01 nhưng đến ngày 23/01 mới tiến hành thủ tục tạm giữ thì cũng không vi phạm pháp luật, bởi tại thời điểm tạm giữ đã có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ vẫn đúng với quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông
- 2 2. Công an tạm giữ chứng minh nhân dân
- 3 3. Thông báo khi tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính
- 4 4. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm giao thông
- 5 5. Thẩm quyền của công an xã trong việc tạm giữ phương tiện và kiểm tra giấy tờ
1. Tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi điều khiển xe máy gây tai nạn, tuy nhiên đã thỏa thuận bồi thường tổn thất cho người bị hại cả về phần viện phí và tổn thất tinh thần. Tuy nhiên khi đến cơ quan CSGT lấy xe thì bị xử phạt 2.5 triệu đồng và phương tiện bị tạm giữ 2 tháng. Số tiền phạt và thời gian tạm giữ phương tiện đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Do bạn không nói rõ bạn bị xử phạt cụ thể về hành vi nào, do dó, chúng tôi rất khó tư vấn chính xác cho bạn việc xử phạt với số tiền phạt và thời hạn tạm giữ phương tiện là đúng hay sai. Tuy nhiên, chúng tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
– Đối với các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà hành vi đó sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ). Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 về Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
– Trong trường hợp đã xác định được hành vi của bạn là hành vi vi phạm hành chính thì ngoài việc phải chịu xử phạt tiền với mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm an toàn giao thông cụ thể theo quy định tại Điều 9 hoặc các Điều luật có liên quan đến các hành vi vi phạm đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) thì bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, cụ thể Khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Điều 13 Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Công an có quy định chi tiết thi hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có quy định về việc tạm giữ phương tiện.
2. Công an tạm giữ chứng minh nhân dân
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đăng ký tạm trú tại Phường Quan Hoa. Nửa đêm công an khu vực tới kiểm tra tạm trú và giữ luôn chứng minh nhân dân của tôi. Như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 10 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì Chứng minh nhân dân (CMND) của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau:
– Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ CMND (để ngăn chặn và bảo đảm thi hành
– Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
Công dân được nhận lại CMND khi chấp hành xong
Vậy khi công an kiểm tra về cư trú nếu bạn có vi phạm pháp luật về cư trú (như chưa làm thủ tục đăng ký tạm trú…) dẫn tới bị xử phạt hành chính thì công an có thể tạm giữ CMND của bạn để đảm bảo bạn sẽ thực hiện việc nộp phạt. Nếu bạn không thuộc các trường hợp bị tạm giữ CMND như nêu trên thì việc công an giữ CMND của bạn là sai.
3. Thông báo khi tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi năm nay mới 17 tuổi, cháu có trộm cắp nhưng giá trị chưa đến hai triệu nên chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Lúc cháu thực hiện việc trộm cắp đó là giờ cháu đi học về buổi sáng. Công an trật tự đã bắt tạm giữ cháu từ 11h trưa đến 7h tối mà không thông báo với gia đình, họ làm như vậy có đúng chưa, gia đình đi tìm và được bạn bè của cháu nói mới biết, vậy trường hợp này giải quyết thế nào?
Luật sư tư vấn:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
Con bạn mới 17 tuổi, theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” thì con bạn chưa đủ tuổi thành niên
“Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.”
Tuy nhiên, bên công an trật tự có tạm giữ con bạn trong khoảng thời gian từ 11h trưa đến 7h tối về hành vi trộm cắp tài sản (bạn chắc chắn phải là tài tài trộm cắp dưới 2 triệu, nếu trên 2 triệu sẽ bị xử lý theo quy định của “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi 2009)
Theo đó, tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tạm giữ người vi phạm hành chính như sau:
“Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
…..
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.”
Nếu như bên công an trật tự không thông báo cho bạn là hoàn toàn sai với quy định về tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính. Để giải quyết nội dung này bạn có thể khiếu nại trực tiếp hành vi hành chính theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
4. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Hôm nay trên đường đi làm về qua ngã tư một đoạn thì mình bị cảnh sát tít còi báo hiệu dừng xe và bảo mình vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và yêu cầu mình xuất trình giấy tờ xe. Chỗ đấy trước cửa nhà mình và mình đề nghị cho mình về lấy giấy tờ nhưng các đồng chí không cho và bảo mình điều khiển xe không có giấy tờ và yêu cầu mình mở cốp xe để kiểm tra, nhưng mình không mở vì mình bảo không mang giấy tờ vì giấy tờ mình để ở nhà chứ không phải mình không có, các đồng chí giữ xe của mình. Vậy cho mình hỏi trong trường hợp này có được mở cốp khám xe không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định như sau:
Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện đểkiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
Theo thông tin bạn trình trên đường đi làm về qua ngã tư một đoạn thì mình bị cảnh sát tít còi báo hiệu dừng xe và bảo mình vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và yêu cầu mình xuất trình giấy tờ xe. Tuy nhiên bạn không xuất trình được giấy tờ tại thời điểm cảnh sát giao thông kiểm tra vì bạn không mang theo, và có yêu cầu bạn mở cốp để kiểm tra. Căn cứ theo tinh thần của Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA về nội dung kiểm soát thì có quan cảnh sát giao thông không được tự ý mở cốp xe để kiểm tra, nhưng cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu bạn mở cốp xe để kiểm tra.
Tại Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Việc bạn không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và không xuất trình được giấy tờ theo yêu cầu thì theo quy định của Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn.
Tại Điều 6 và Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
Bạn cần lưu ý đối với hành vi điều khiển xe gắn máy mà không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Đối với hành vi điều khiển xe gắn máy mà không mang giấy đăng ký xe bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
5. Thẩm quyền của công an xã trong việc tạm giữ phương tiện và kiểm tra giấy tờ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi khuya về khoảng 11h mấy, công an xã yêu cầu dừng xe, tôi để quên giấy tờ ở nhà, các anh kêu. Tôi về lấy giấy tờ để xác minh, nhưng lại không hỗ trợ phương tiện hay bất cứ thứ gì, điện thoại tôi thì lại hết pin, công an kêu tôi lội bộ về trong khi nhà gần 5 km, tôi chấp nhận trong sự ấm ức về lấy giấy, đưa giấy tờ kiểm tra xác minh đầy đủ hết, nhưng lại không cho tôi lấy xe mà kêu giữ xe 20 ngày. Tôi hỏi lại các anh ấy có giấy phép nghành không, có giấy phép được tuần tra giao thông không, thì không hề xác minh, ( không chịu xác minh). Luật sư cho tôi hỏi trong trường này đúng sai thế nào, và tôi muốn kiện mấy anh ta thì có được, và hợp pháp không, hành hạ tôi phải bộ về lấy giấy rồi lại không cho lấy xe?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 4 và Điều 9 của Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2012 quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết có quy định cụ thể trường hợp nào Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
“Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội.”
“Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”
Như vậy, công an cấp xã chỉ có thẩm quyền phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ với các lực lượng khác trong những trường hợp nêu tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP nêu trên. Đồng thời, nếu bạn có hành vi vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm, không mang giấy phép lái xe khi tham gia giao thông thì công an xã có quyền lập biên bản và xử phạt. Cụ thể, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của Trưởng công an xã được quy định tại khoản 4 điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
“4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;
h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
Luật sư
i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 1 Điều 29;
m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.”
Việc bạn không mang theo giấy tờ liên quan khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.”
Đối chiếu với quy định trên, công an cấp xã không có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không mang theo các giấy tờ liên quan khi tham gia giao thông và yêu cầu giữ xe 20 ngày cũng là trái pháp luật do đây không phải là hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi không mang theo các loại giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Như vậy, theo những thông tin bạn cung cấp thì có nhiều dấu hiệu về sự vi phạm của lực lượng công an xã trong trường hợp của bạn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể khiếu nại hành vi hành chính hoặc thực hiện thủ tục để khởi kiện ra Tòa án vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.