Thẩm quyền tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính. Những trường hợp nào được tạm giữ người theo thủ tục hành chính?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính
Tạm giữ người là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm hành chính trong một số trường hợp nhất định để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính và đảm bảo cho việc ra
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 17/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thi những người sau đây có thẩm quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
“+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
+ Trưởng Công an cấp huyện;
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
+ Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;
+ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
+ Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
+ Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;
+ Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.”
– Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các Điểm từ a đến i Khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác”.
2. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác thì việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác thì những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính bao gồm:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
+ Trưởng Công an cấp huyện;
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
+ Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
+ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
+ Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
+ Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
+ Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Lưu ý: Người có thẩm quyền tạm giữ người quy trêncó thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhân nào khác.
3. Tạm giữ người trong xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, tạm giữ người là một biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp cần thiết theo thủ tục hành chính nhằm kịp thời ngăn chặn vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Theo hướng dẫn tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP thì:
– Trường hợp áp dụng: Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
+) Gây rối trật tự công cộng.
+) Gây thương tích cho người khác.
+) Người có hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình
– Thẩm quyền quyết định tạm giữ: những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
+) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
+) Trưởng Công an cấp huyện;
+) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
+) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
+) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
+) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
+) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
+) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
+) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
+) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
+) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
– Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
4. Đánh nhau nơi công cộng có bị bắt tạm giữ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi có đi cầm đồ tại một cửa hàng cầm đổ, theo giấy hẹn là sau 10 ngày không đến chuộc lại sẽ bị bán, ba ngày sau em trai tôi đã đến nhưng món đồ đó đã bị bán đi, em tôi có nói chuyện nhưng họ cư xử không đẹp và chửi bới em tôi, hai bên đã xảy ra xô xát nhưng không thiệt hại gì cả, công an phường cũng đến giải quyết và tạm giữ em tôi do bên cửa hàng cầm đồ tố cáo em trai tôi đập phá tài sản, tôi có xem lại thì người dân chứng kiến khẳng định em tôi không có hành vi đó chỉ hai bên xô xát, vậy em tôi và bên kia nếu bị xử phạt thì phạt thế nào? Em tôi đang bị tạm giữ để xử phạt hành chính thì có lâu không? Bên tôi nên làm gì để đảm bảo quyền lợi hơn? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trước tiên bạn phải xác định được căn cứ để chứng minh giữa em bạn và bên cửa hàng cầm đồ chỉ mâu thuẫn đánh nhau mà không có gây thiệt hại về tài sản cho bên cửa hàng.
Nếu như cả hai bên đánh nhau, áp dụng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP mức phạt áp dụng như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Về vấn đề tạm giữ hành chính, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khi tạm giữ người theo thủ tục hành chính cần đảm bảo như sau:
“Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.”
Nếu chỉ đánh nhau không gây thiệt hại và tạm giữ để xử lý hành chính thì sẽ không quá 12 giờ.
5. Được tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp nào?
Nghị định 17/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02 tháng 05 năm 2016 quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp sau:
– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi: Gây rối trật tự công cộng; gây thương tích cho người khác.
– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
+ Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư
– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể áp dụng biện pháp tạm giữ khi có hành vi bạo lực gia đình khi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ chỉ khi:
+ Có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.