Giám đốc có thẩm quyền giao thêm công việc cho người lao động ngoài hợp đồng không? Giao thêm công việc cho người lao động ngoài hợp đồng.
Giám đốc có thẩm quyền giao thêm công việc cho người lao động ngoài hợp đồng không? Giao thêm công việc cho người lao động ngoài hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi Luật sư Luật Dương Gia! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Tôi làm sales admin tại một công ty nước ngoài. Tháng 6/ 2015, giám đốc nhân sự gửi email đề xuất tổng giám đốc cắt chức danh của một nhân viên cùng phòng tôi, lý do chị không hỗ trợ giám đốc marketing làm visa được, vì phòng lãnh sự đã từng yêu cầu giám đốc marketing phải trực tiếp đến lấy vân tay. Cùng lúc, giám đốc nhân sự của công ty tôi tự email đề xuất lên tổng giám đốc công ty cắt các việc hành chính tổng hợp của nhân viên kia, ghi thêm việc vào bản mô tả công việc của tôi: đặt văn phòng phẩm, đặt khách sạn, đi báo cáo thuế thu nhập cá nhân, tổ chức kết nối nhân viên, làm visa, theo dõi thư đến thư đi….Tôi đã gửi email giải thích kỹ về các công việc hiện giờ của mình, tôi cũng nói có thể hỗ trợ một số công việc hành chính, nhưng không thể thường xuyên. Xin vui lòng cho tôi biết, giám đốc nhân sự có các quyền trên không? Xin chân thành cảm ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Như câu hỏi của bạn, bạn muốn biết xem giám đốc nhân sự của các bạn có những thẩm quyền về việc cách chức nhân viên, cũng như ghi mô tả thêm công việc cho bạn là một sales admin làm những công việc không thuộc chuyên ngành của bạn hay không.
Trước hết, liên quan đến thẩm quyền của giám đốc nhân sự muốn xem xét liệu người này có thẩm quyền thực hiện những công việc này hay không cần phải xem xét tại điều lệ của công ty xem thẩm quyền của người giám đốc này là như thế nào. Nếu trong đó có ghi nhận về việc giám đốc nhân sự có những thẩm quyền như bạn nói thì hoàn toàn việc thực hiện yêu cầu lên Tổng giám đốc là phù hợp.Trong trường hợp mà không có ghi nhận về những thẩm quyền này thì phải xét xem liệu giám đốc nhân sự của bạn có
Thứ hai, liên quan đến việc chuyển công việc của bạn làm công việc hành chính. Theo quy định của Luật lao động 2012 tại khoản 1, Điều 23, ghi nhận về nội dung của một
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
>>> Luật sư tư vấn pháp
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề”.
Như vậy, trong hợp đồng lao động của bạn có ghi nhận về công việc, nếu hợp đồng không ghi nhận về phần công việc liên quan đến hành chính mà bên doanh nghiệp yêu cầu bạn thực hiện thì bên đó phải có sự thỏa thuận với bạn. Ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 31, “Bộ luật lao động 2019” về vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
– Chấm dứt hợp đồng đối với người bị tai nạn lao động
– Hỏi về việc chuyển lao động sang công ty khác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí