Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có câu hỏi muốn hỏi luật sư: Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước? Phân biệt về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định như sau:
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo 2011 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Về nguyên tắc, hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Với người vi phạm là người đứng đầu thì thẩm quyền giải quyết là tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Căn cứ Điều 13 Luật tố cáo 2011 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về nguyên tắc dựa trên việc người thực hiện hành vi vi phạm đó nằm dưới sự quản lý của ai, do ai bổ nhiệm. Việc giải quyết thuộc về người đứng đầu của cơ quan, tổ chức. Việc phân biệt chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các lĩnh vực chủ yếu dựa trên người thực hiện nhiệm vụ đó đang thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực nào, thuộc quyền quản lý của ai. Theo Luật tố cáo 2011 thì việc giải quyết tố có dựa trên lĩnh vực: hành chính, cơ quan khác của nhà nước (Tòa án, tổng kiểm toán nhà nước…), đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Với các cơ quan hành chính thì tổ chức theo hệ thống dọc và có sự kiểm soát giữa cấp trên và cấp dưới nên thẩm quyền giải quyết dựa trên đó phải là cán bộ, công chức, viên chức do mình trực tiếp quản lý, do cơ quan cấp trên quản lý (với hành vi của người đứng đầu),do được bổ nhiệm quản lý trực tiếp.
Với các cơ quan khác trừ Tòa án thì thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc về người đứng đầu của tổ chức đó bởi các cơ quan này không thực hiện phân chia thành các đơn vị hành chính từ thấp đến cao.