Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 8, Luật Phá sản năm 2014 được chia theo cấp như sau: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền của tòa án trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
- 2 2. Yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- 3 3. Hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
1. Thẩm quyền của tòa án trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
Theo quy định tại Điều 8, Luật Phá sản năm 2014 quy định Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân, có thể tóm tắt như sau:
TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là TAND cấp tỉnh) giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thuộc tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp: Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
2. Yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo quy định các điều 31, 32, 34, 38, 39, 40 Luật Phá sản năm 2014 quy định thì việc thụ lý được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án TAND phân công một thẩm phán hoặc Tổ thẩm phán gồm 03 thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, thẩm phán hoặc tổ thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
+ Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
+ Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn; Thời hạn sửa đổi, bổ sung do TAND ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, TAND có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày;
+ Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho TAND có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND khác;
+ TAND quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau: Người nộp đơn không đúng theo quy định; không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định; TAND khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của TAND phải nêu rõ lý do trả lại đơn.
Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự; Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
– TAND thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày TAND nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, TAND phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì một chuỗi công việc đã được phát sinh để giải quyết vụ việc phá sản, quyết định mở thủ tục phá sản đã đem lại những hệ quả nhất định cụ thể những hệ quả như sau:
– Tòa án thiết lập ngay một thiết chế chuyên nghiệp để tiến hành quản lý doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, điều 45 Luật Phá sản 2014 quy định Tòa án tiến hành chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để thực hiện một số công việc nhằm xác định chủ nợ, tài sản, quản lý giám sát con nợ và một số đề xuất khác có liên quan đến quá trình giải quyết phá sản.
– Khi có quyết định mở thủ tục phá sản mất khả năng thanh toán không bị ngừng hoạt động ngay, mà vẫn tiếp tục hoạt động, tuy nhiên hoạt động này không được doanh nghiệp chủ động mà phải tuân thủ các quy định tại Điều 47, 48, 49 Luật Phá sản cụ thể như sau: Chịu sự giám sát của thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động (Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, Từ bỏ quyền đòi nợ; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần ....); doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động (Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản; Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực; Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã . ...). Các hoạt động quy định nêu trên được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
– Để đảm bảo nguyên tắc bảo toàn tài sản, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, đảm bảo tính công bằng giữa các chủ nợ ... tại Điều 41 Luật Phá sản còn quy định phải tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày TAND thụ lý vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau: Tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản; TAND, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản; Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm.