Thẩm định kết quả bầu chức danh đứng đầu chính quyền nhân dân. Quy định về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch.
Thẩm định kết quả bầu chức danh đứng đầu chính quyền nhân dân. Quy định về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch.
Tóm tắt câu hỏi:
Khi Hội đồng nhân dân tổ chức họp xong ra kết quả về việc bầu Chủ tịch, phó chủ tịch của Ủy ban nhân dân. Vậy quá trình thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch thực hiện theo hướng như thế nào? Tôi muốn tham khảo các căn cứ mới nhất để có thể áp dụng cho công việc của tôi, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Theo đó, Ủy ban nhân dân sẽ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Về vấn đề thẩm định và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đến trước thời điểm 10/03/2016 sẽ được áp dụng theo quy định Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 10/3/2016 các nội dung này sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016. Các quy định về thẩm định phê chuẩn được áp dụng như sau:
Thứ nhất: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi 02 bộ hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định gồm:
+ Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng Chính phủ thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Sở Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thứ hai: Hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân gồm:
+ Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân kèm theo danh sách trích ngang người được đề nghị phê chuẩn;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
+ Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định;
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Thanh tra Chính phủ quy định.
Thứa ba: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ 02 bộ hồ sơ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải xem xét, thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân bổ sung các nội dung còn thiếu của hồ sơ.
Sau khi đảm bảo được các nội dung nêu trên sẽ tiến hành thẩm định và sau 7 ngày Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
– Điều kiện bầu cử, ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh xây dựng chính quyền địa phương
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí