Thời gian vừa qua do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên rất nhiều công ty, doanh nghiệp phải buộc đưa ra những phương án như tạm hoãn hợp đồng lao động hay buộc tạm dừng hợp đồng lao động do không đáp ứng được khối lượng công việc cho người lao động.
Mục lục bài viết
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là gì?
Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Theo quy định tại Điều 30
– Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
– Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Như vậy, nếu chúng ta so sánh với Bộ luật lao động cũ năm 2012 thì các trường hợp về tạm hoãn thực hiện hợp đồng đã được mở rộng hơn. Các trường hợp cũng được quy định rõ rang và cụ thể hơn như:
+ Được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
Đây cũng là những điểm mới được đánh giá tích cực trong bộ luật lao động mới 2019
Đánh giá chung thì tạm hoãn hợp đồng không có nghĩa là doanh nghiệp đưa ra quyết định thôi việc với người lao động mà chỉ tạm dừng một giai đoạn vì lý do phù hợp. Vậy nên thời gian này công nhân sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là giải pháp tạm thời giúp cho doanh nghiệp và người lao động không phải loay hoay tuyển dụng hay tìm việc khi mọi hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
2. Những quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019:
Phải tạm hoãn công việc khi kinh tế gặp khó khăn hoặc vì những lý do được quy định tại Điều 30 của
– Doanh nghiệp không phải trả lương và bất kỳ khoản trợ cấp nào cho người lao động trong thời gian tạm hoãn làm việc.
– Quá trình tạm hoãn không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động.
– Doanh nghiệp và người lao động không đóng các quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… khi tạm hoãn hợp đồng.
– Người lao động được quyền tạm ứng tiền lương trong thời gian tạm hoãn:
Tiền lương tạm ứng đảm bảo thỏa thuận và điều kiện của hai bên.
Nếu người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân thì tiền lương ứng sẽ phụ thuộc vào số ngày tạm thời nghỉ việc (tối thiểu 1 tuần và tối đa 1 tháng).
– Người lao động được doanh nghiệp nhận trở lại làm việc khi hết thời gian thỏa thuận:
Trong thời gian 15 ngày kể từ khi hết hạn tạm hoãn, người lao động phải có mặt tại nơi sản xuất và doanh nghiệp có trách nhiệm nhận lại người lao động vào làm việc.
Người lao động được bố trí lại công việc như cũ hoặc có sự thay đổi phải được sự đồng ý/trao đổi của hai bên.
3. Nghỉ việc sau khi tạm hoãn hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp. Điều kiện, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện được quy định từ Điều 49 đến Điều 53 Luật Việc làm năm 2013.
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định này, khi đáp ứng đủ 4 điều kiện luật định thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vậy trường hợp nào được xác định là người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội? Khoản 1, 2 Điều 12
“1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì còn tùy thược vào từng trường hợp để xem xét việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
4. Làm ăn khó khăn, tạm hoãn hợp đồng lao động có vi phạm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Do tình hình dịch Covid-19, hàng hóa Công ty chúng tôi tồn đọng không thể bán được ra thị trường, không có doanh thu để chi trả hoạt động sản xuất cũng như trả lương cho người lao động. Trong thời gian tới, Công ty có thể thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động được không? Làm như thế có vi phạm Luật lao động hay không?
Luật sư tư vấn:
Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các lý do theo pháp luật quy định hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ Luật Lao động năm 2019 về các trường hợp các bên được thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động.
Như vậy căn cứ theo quy định trên, ở trường hợp của bạn muốn thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động do thời kỳ dịch bệnh công ty không thể tiếp tục kinh doanh đây có thể xem như trường hợp bất khả kháng, hai bên có thể thoả thuận thực hiện tạm hoãn hợp đồng. Doanh nghiệp và người lao động chỉ cần thỏa thuận và căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ Luật lao động 2019 để thực hiện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Mặc dù vậy, khi thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nên được lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.