Theo quy định pháp luật, tài sản gắn liền với đất là gì? Chúng bao gồm những loại nào? Các vấn đề pháp lý về loại tài sản này được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tài sản gắn liền với đất là gì?
Tài sản gắn liền với đất là những tài sản không thể tách rời hoặc di chuyển khỏi một mảnh đất một cách dễ dàng mà không gây thiệt hại cho chúng. Ví dụ như: nhà ở; các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng trong kinh doanh, giao thông vận tải, công nghiệp; rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.
Theo quy định pháp luật hiện hành, tài sản gắn liền với đất còn bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất đến đất. Tài sản gắn liền với đất thường là các công trình, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thông vận tải, công nghiệp và dân cư. Việc quản lý và sử dụng những tài sản gắn liền với đất cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường xung quanh.
* Đặc điểm của tài sản gắn liền với đất:
Tài sản gắn liền với đất có những đặc trưng riêng, loại tài sản này thường có các đặc điểm sau:
– Tính không thể tách rời: tài sản gắn liền với đất không thể di chuyển hay tách rời một cách dễ dàng. Tài sản này thường được xây dựng trực tiếp, cố định trên đất và không thể được di chuyển một cách độc lập.
– Chuyển quyền sở hữu cùng đất: Với việc tài sản được xây dựng cố định trên đất thì khi chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất, đồng thời là việc chuyển quyền sử dụng đất đai.
– Tính liên kết chặt chẽ: Do thuộc tính không thể tách rời nên tài sản gắn liền với đất được xem như một phần của mảnh đất mà chúng được xây dựng trên đó. Chính vì vậy giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Tính pháp lý chung: Tài sản gắn liền với đất thường được quản lý dưới các quy định pháp luật liên quan đến bất động sản. Điều này bao gồm việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, và các vấn đề pháp lý khác.
– Có giá trị bền vững: Do tài sản được xây dựng cố định trên đất nên không thể dễ dàng di chuyển, tách rời. Bởi vậy, tài sản này thường giữ giá trị lâu dài và có tính bền vững hơn so với một số loại tài sản khác.
– Có giá trị cao: tài sản gắn liền với đất thường có giá trị cao và đòi hỏi chi phí đầu tư, xây dựng lớn. Tài sản này thường gắn liền với cuộc sống của con người, như cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thông vận tải, công nghiệp và dân cư. Do đó, việc xây dựng, quản lý và sử dụng tài sản này cần có một khoản chi phí lớn để đảm bảo đầu tư và bền vững trong thời gian dài.
– Tính chất không đồng nhất: Tài sản gắn liền với đất có thể bao gồm nhiều loại tài sản không đồng nhất như nhà ở, đất nông nghiệp, và cơ sở hạ tầng. Điều này tạo ra sự đa dạng trong lĩnh vực bất động sản.
– Ảnh hưởng bởi vị trí: Giá trị của tài sản gắn liền với đất thường phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý. Những khu vực có vị trí thuận lợi thường có giá trị cao hơn.
– Quan trọng cho đầu tư và phát triển: Tài sản gắn liền với đất thường là mục tiêu quan trọng cho các nhà đầu tư bất động sản do tiềm năng phát triển và tăng giá trị theo thời gian.
– Phải tuân thủ quy định của pháp luật: Việc quản lý và sử dụng tài sản gắn liền với đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo tín chính xác và tránh các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra.
2. Tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, các công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của luật nhà ở và công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật, có thể thấy rằng tài sản gắn liền với đất bao gồm các tài sản sau:
– Nhà ở;
– Công trình xây dựng khác;
– Cây lâu năm;
– Rừng sản xuất là rừng trồng.
Cụ thể:
+ Nhà ở: là các công trình xây dựng nhàm mục đích để ở, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở nhằm mục đích phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc khu dân cư như: nhà ở riêng lẻ, nhà ở xã hội, biệt thự, nhà chung cư,…
+ Công trình xây dựng khác, có thể kể đến như cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thông vận tải, công nghiệp,…(cơ sở cật chất các công ty, doanh nghiệp; trung tâm thương mại; hệ thống cầu, đường,…)
+ Cây lâu năm: cây lâu năm là cây trồng tự nhiên, sinh trưởng trên đất và có tuổi thọ, được coi là tài sản gắn liền với đất do đây là loại cây phát triển lâu đời có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất, nước và điều hoà khí hậu, vì vậy nó được xem là tài sản cần được bảo tồn và phát triển. Chúng sinh trưởng phát triển trên đất là một phần không thể tách rời của đất.
+ Rừng sản xuất là rừng trồng: rừng sản xuất là rừng được trồng trọt, chăm sóc và quản lý để tạo ra sản phẩm gỗ, lâm sản và các giá trị khác với mục đích kinh tế và xã hội. Chúng sinh trưởng và phát triển gắn liền, không thể tách rời với đất, vì vậy được xem tài tài sản gắn liền với đất.
3. Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất:
Với tính bền vững, có giá trị sử dụng lâu dài không thể tách rời với đất, tài sản gắn liền với đất được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Căn cứ quy định tại Điều 104
Hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác gắn liền trên đất cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền trền đất (theo mẫu 04a-ĐK ban hành kèm theo Thông tư
– Giấy tờ chứng minh về quyền tài sản:
+ Đối với nhà ở: chủ sở hữu có một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở, các giấy tờ được quy định tại Điều 31
+ Đối với công trình xây dựng khác: Chủ sở hữu phải có một trong các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định pháp luật, tại Điều 32
+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng: Chủ sở hữu phải có một trong những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, được quy định tại Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
+ Đối với cây lâu năm: Chủ sở hữu phải có một trong những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, hộ gia đình, cá nhân nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định, để đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn luật đất đai 2013.