Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau về tài sản đảm bảo để quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tài sản đảm bảo là gì?
- 2 2. Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo:
- 3 3. Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì?
- 4 4. Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng:
- 5 5. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:
- 6 6. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:
- 7 7. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:
1. Tài sản đảm bảo là gì?
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:
Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.
Tài sản đảm bảo tiếng Anh là: Collateral.
Khoản vay được đảm bảo đôi khi được cung cấp bằng cách sử dụng tài sản sang trọng như đồ trang sức, đồng hồ, xe hơi cổ, mỹ thuật, tòa nhà, máy bay và các tài sản kinh doanh khác làm tài sản đảm bảo.
2. Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo:
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:
Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.
Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của
Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tôn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.
3. Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì?
Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về các nhóm tài sản có rủi ro với loại tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài như sau:
Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.
4. Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để vay vốn thế chấp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:
Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.
Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.
Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.
Tài sản hình thành trong tương lai như: Bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: Lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: Ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…
Có thể nói rằng, Thông tư trên đã giải đáp chính xác các loại tài sản dùng làm tài sản đảm bảo để các ngân hàng và tổ chức tín dụng làm căn cứ cho vay.
Bên cạnh thông tin về tài sản đảm bảo, bạn có thể tìm hiểu thêm về vay thế chấp để có những kiến thức tổng quát nhất giúp vay thế chấp trở nên dễ dàng hơn.
5. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:
Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.
6. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:
Điều 299, Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Các trường hợp này bao gồm: (1) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (2) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. (3) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, một mặt, điều luật này đưa ra các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý bảo đảm của ngân hàng (nhất là trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm); mặt khác, nó cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về các trường hợp xử lý bảo đảm khác, đồng thời ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định tại một văn bản luật cụ thể.
Trường hợp xử lý bảo đảm đầu tiên nêu ở trên là trường hợp thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm.
Trường hợp thứ hai thường xảy ra khi ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ (khoản 3, Điều 296, Bộ luật dân sự 2015) hay trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản (điểm b, khoản 1, Điều 53,
Một văn bản luật cũng có thể quy định về trường hợp xử lý bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 90,
7. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:
Nguyên tắc chung – Theo quy định tại khoản 1, Điều 303, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: (1) Bán đấu giá tài sản; (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3)Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (4) Phương thức khác.
Đây là một danh sách mở bởi vì điều luật này cũng quy định khả năng các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê.
Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận về việc đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.
Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2, Điều 303).
Cũng cần lưu ý trong một số trường hợp pháp luật có thể ấn định phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2, Điều 149, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014, việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng dự án cho một bên đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
Bán đấu giá tài sản – Điều dễ nhận thấy là nhà làm luật đã chính thức công nhận việc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc bán đấu giá tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Như vậy, phương thức bán đấu giá tài sản có thể được sử dụng để xử lý tài sản bảo đảm trong ba trường hợp chính, đó là (i) nếu các bên có thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý bảo đảm này, (ii) bán tài sản đã kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng và bất động sản (Điều 101, Luật thi hành án dân sự), (iii) trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2, Điều 303, Bộ luật dân sự 2015).
Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về bản đấu giá tài sản. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về bán đấu giá tài sản được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp.
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản – Điều 195, Bộ luật dân sự 2015 quy định “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Điểm b, khoản 1, Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm – được tự bán tài sản bảo đảm.
Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này. Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm.
Bộ luật dân sự 2015 không đề cập thời điểm mà các bên có thể thỏa thuận về việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm. Có thể hiểu, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc vào thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ – Một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại khoản 1, Điều 303 là “bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”. Không biết vô tình hay hữu ý mà ở đây người làm luật chỉ cho phép các bên thỏa thuận sử dụng phương thức này nếu nghĩa vụ được bảo đảm ở đây chính là nghĩa vụ của bên bảo đảm. Nói cách khác, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý bảo đảm khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Dân sự năm 2015.