Sự khác nhau giữa quy trình thủ tục hải quan truyền thống của hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và phi thương mại.
Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: Thực hiện theo quy trình 1171 Quyết định 1171/QĐ – TCHQ ngày 15/06/2009 về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại)
Hàng hóa phi thương mại: Thực hiện theo quy trình tại Thông tư 128/2013/TT – BTC và Quyết định 3125/QĐ – TCQH
Bước 1: Về khai hải quan,đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra chi tiết hồ sơ
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: Đây là thủ tục bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Theo đó công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiềm tra thực tế
Hàng hóa phi thương mại: Chủ thể có thân phận đặc biệt ( thân phận ngoại giao) sẽ miễn khai, kiểm tra hải quan
Đồng thời hàng hóa phi thương mại chỉ phải khai trên tờ khai hải quan như: Hành lý cá nhân; Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới…khi thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định cần phải khai quan hoặc không cần khai hải quan.
Ví dụ: Hành lý của người xuất nhập cảnh không phải khai hải quan trên tờ khai nhập – cảnh Việt Nam nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. Người xuất nhập cảnh chỉ phải khai vào tờ khai hành lý trong những trường hợp: Có hành lý vượt định mức miễn thuế; Có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi; Có mang vàng, ngoại tệ, đá quý ở mức phải khai báo theo quy định V.v..
Theo đó Thông tư 15/2011/TT/NHNN quy định như sau:
Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Nghị định 66/2002/NĐ –CP quy định về định mức một số hàng hóa: Thuốc lá 400 điều; Rượu từ 22 độ trở lên là 2 lít..
Như vậy nếu vượt định mức mà pháp luật nêu trên cần tiến hành khai báo hỉa quan theo quy định của pháp luật hải quan.
Hoặc hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan
Bước 2: Kiềm tra thực tế hàng hóa
Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan…
Hàng hóa phi thương mại: Hình thức , mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan, Nghị định 154/2005/NĐ –CP, Thông tư 128/2013/TT –BTC, Quyết định 3125/QĐ – TCQH…, do lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định, riêng hàng hóa hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ –CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bước 3: Tính thuế, thu thuế, lệ phí hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: được thực hiện thu thuế theo hướng dẫn tại Quyết định 1171/QĐ – TCHQ như sau:
Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan: Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định; Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM); Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan; Chuyển hồ sơ sang bước 4 (có Phiếu bàn giao hồ sơ). Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì lãnh đạo chi cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn tất mới chuyển sang bước 4.
Đây là thủ tục cần phải tiến hành khi làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại ( Trừ những đối tượng không phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
Hàng hóa phi thương mại: Bước tính thuế, thu thuế không phải là bắt buộc mà chỉ áp dụng đối với những trường hợp hàng hóa vượt định mức theo quy định.
Ví dụ: Tại Quyết định 139/2009 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thì riêng hàng hoá nhập khẩu vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt. Nếu vượt định mức này mới phải tính thuế
Hoặc về quà biếu, quà tặng: Quà biếu, tặng có tổng trị giá không quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam;Quà biếu, tặng có tổng trị giá vượt quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam nhưngsố thuế phải nộp dưới 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam sẽ được miễn thuế theo quy định tại Nghị định 66/2002/NĐ –CP.
Về tính thuế, thu thuế theo trình tự tại Quyết định 3125/QĐ – TCQH năm 2013 như sau:
Tính, thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định; Đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” tại ô 24 của tờ khai hải quan; Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan; Chuyển hồ sơ cho công chức thực hiện bước 4.