Phân biệt trọng tài thương mại và hòa giải thương mại? Hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân? Ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại? Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại?
Thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài đều là các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, nhằm hướng tới mục đích giải quyết tranh chấp.
Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có sự khác nhau như sau:
1. Cách thức giải quyết
– Thương lượng:Thỏa thuận giữa các bên.
– Hòa giải: thông qua người trung gian là hòa giải viên.
– Tòa án: thông qua người trung gian là thẩm phán.
– Trọng tài: thông qua trọng tài viên
2. Đảm bảo tính bí mật
– Thương lượng: tính bí mật tuyệt đối
– Hòa giải: Tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án.
– Tòa án: không giữ được bí mật, xét xử và tuyên án công khai.
– Trọng tài: Tính bí mật tương đối, bí mật hơn so với phương thức tòa án.
3. Kinh phí
– Thương lượng: ít tốn kém kinh phí.
– Hòa giải, thương lượng, tòa án: tốn kém kinh phí hơn.
4. Khả năng thành công
– Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp
5. Khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
– Thương lượng: do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.
– Hòa giải: có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
– Tòa án: không có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp.
– Trọng tài: vẫn có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
6. Giá trị ràng buộc của phán quyết
– Thương lượng và hòa giải: mang tính chất khuyến khích
– Tòa án: giá trị pháp lý bắt buộc, bị cưỡng chế thi hành(trong trường hợp không tuân thủ, có thể kháng cáo.
– Trọng tài: giá trị pháp lý bắt buộc, giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo.
7. Khả năng thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp
– Thương lượng, hòa giải: phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
– Tòa án: khả năng thực thi cao
– Trọng tài: khả năng thực thi phụ thuộc vào Tòa án trong từng trường hợp cụ thể, thường là không cao.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt trọng tài thương mại và hòa giải thương mại
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho cháu hỏi là hòa giải thương mại và trọng tài thương mại có gì khác nhau? Phân biệt giúp cháu để cháu làm rõ vấn đề ạ, cháu cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hoà giải và trọng tài thương mại là hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy, hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này có những điểm gì khác để chúng ta có thể phân biệt được chúng với nhau?
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại nhưng ta có thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Từ đó mà chúng ta có được những cái nhìn khác nhau về hai hình thức giải quyết tranh chấp thương mại này:
Thứ nhất: Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này đó chính là vai trò của người thứ ba.
Ở phương thức hoà giải thì vai trò của người thứ ba (do các bên tranh chấp tự do lựa chọn) chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thoả thuận với nhau, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp phát sinh. Đặc biệt là bên thứ ba với tính chất trung gian hoà giải phải có vị trí độc lập đối với các bên. Điều đó thể hiện rõ bên thứ ba không ở vị trí xung đột lợi ích với các bên hoặc không có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bểntong các vụ việc đang có tranh chấp. Bên thứ ba tham gia làm trung gian hoà giải thường là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến các vụ việc phát sinh. Người thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba.
Còn ở phương thức trọng tài thì sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Thứ hai là về cơ chế giải quyết tranh chấp.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiện lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Trong khi đó, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Do đó, nó chịu sự chi phối của pháp luật.
Thứ ba, quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp.
Quá trình hoà giải các bên tranh chấp không phải chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải.
Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục cũng như các quy định khác. Ví dụ, Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định: “Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm Trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn…”.
Thứ tư, về kết quả giải quyết tranh chấp.
Kết quả hoà giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải.
Trái lại, phán quyết của Trọng tài lại có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp thực hiện. Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài, tuy nhiên nếu hết thời hạn thi hành phán quyết mà các bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì luật quy định bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Việc đảm bảo thi hành trên thực tế quyết định trọng tài bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước là yếu tố quyết định khắc phục những hạn chế của phương thức tài phán trọng tài.
Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này. Sau khi tìm hiểu, ta có được cái nhìn tổng quan hơn về việc áp dụng mỗi phương thức, từ đó giúp các thương nhân lựa chọn phương thức cho phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
2. Hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Phương thức hòa giải giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân được quy định trong Mục 2 Chương IV Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Theo pháp luật thực định, phương thức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân được diễn ra trong hai trường hợp: thứ nhất hòa giải được tiến hành bởi hòa giải viên là cá nhân; thứ hai tổ chức hòa giải được tiến hành bởi tổ chức hòa giải. Việc hòa giải thông qua cá nhân là trung gian hòa giải thường có nhiều ưu điểm (nhanh hóng, hiệu quả, đáng tin cậy, không cần nhiều thủ tục phức tạp và có thể đưa ra phương án được cả 2 phía thống nhất, còn đối với hòa giải thông qua bên thứ ba là tổ chức hòa giải diễn ra phức tạp hơn, thời gian lâu. Tuy nhiên, trên thực thế hầu như chưa tồn tại hoạt động hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhan thông qua cá nhân mà chủ yếu là hòa giải thông qua bên thứ ba là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng.Thực chất hình thức trung gian hòa giải thường thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp mà ở đó ngoài yếu tố thiện chí của các bên, còn có các vấn đề đòi hỏi chuyên môn, mà tự các bên khó có thể xem xét, đánh giá chính xác, khách quan được.
Một vụ việc cụ thể về hòa giải giữa người tiêu dùng với thương nhân đó là tranh chấp giữa người tiêu dùng với công ty Honda Việt Nam. Tháng 8 năm 2013, bà Nguyễn Kim Hạnh gửi Đơn khiếu nại tới Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó, bà Nguyễn Kim Hạnh đã mua chiếc xe SH125i của Công ty HVN và sử dụng trong vòng 1 tháng thì xe có hiện tượng lạ, cụ thể: Gằn máy và xe rung ở tốc độ 30 – 40km/h. Bà Nguyễn Kim Hạnh cũng cho biết đã nhiều lần phản ánh nhưng chưa được cửa hàng do Honda ủy nhiệm và Công ty HVN giải quyết thấu đáo.
Căn cứ nội dung khiếu nại, sau khi xem xét và tìm hiểu thông tin cụ thể từ các bên liên quan, Cục Quản lý cạnh tranh đã đề nghị Công ty HVN và bà Nguyễn Kim Hạnh tiến hành thương lượng để giải quyết vụ việc. Trên cơ sở đề nghị của Cục, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013, Công ty HVN và bà Nguyễn Kim Hạnh đã tổ chức nhiều lần làm việc chính thức để giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Kim Hạnh. Tuy nhiên, các buổi thương lượng của hai bên đều không đạt được thỏa thuận thống nhất. Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, trong tháng 01 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức các buổi làm việc với từng bên để làm rõ về vụ việc. Ngày 22 tháng 01 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức hòa giải với sự tham gia của hai bên: bà Nguyễn Kim Hạnh và đại diện Công ty HVN. Kết thúc buổi làm việc, dưới sự chứng kiến của đại diện Cục QLCT, các bên đã thống nhất phương án giải quyết như sau: Công ty HVN sẽ đổi chiếc xe và chịu các chi phí đăng kiểm theo quy định pháp luật cho chiếc xe mới.
Ngoài ra, từ khi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được chú trọng hơn. Đặc biệt là sự thành lập của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các tỉnh thành dần được thành lập và ngày càng tỏ rõ được vai trò của mình. Cụ thể trong năm 2013, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận 57 vụ khiếu nại của người tiêu dùng về các vụ việc như: Lúa giống không đạt chất lượng nên gieo xạ thu hoạch đạt năng suất thấp; thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng, heo ăn chậm lớn và bị bệnh; điện thoại di động bị hư, bảo hành 3 lần nhưng không sử dụng được; mua hột soàn 6,3 ly, bán lại cửa hàng thu vào giá thấp so với thời điểm mua; xe Honda Air Blade cửa hàng đã bảo hành nhưng tiếng máy nổ vẫn còn kêu lớn; thức ăn gia cầm kém chất lượng; sữa bột kém chất lượng;… Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang tổ chức họp hòa giải thành 55/57 vụ, còn lại 2 vụ thức ăn chăn nuôi (heo ăn) và hột xoàn 6,3 ly hòa giải không thành Tỉnh hội chuyển hồ sơ sang Tòa án giải quyết theo thẩm quyền.Các vụ hòa giải thành, người tiêu dùng được các chủ doanh nghiệp đã thay linh phụ kiện hàng hóa mới, bồi thường thiệt hại hoặc trả lại tiền mua hàng hóa, trị giá trên 450 triệu đồng. Ngoài ra các hội thành viên và tổ hòa giải đã hòa giải thành 34/34 vụ, trị giá hàng hóa trên 20 triệu đồng. Riêng trong quí I-2014, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang tiếp nhận 13 đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng. Hội đã tổ chức hòa giải thành 13/13 vụ. Các chủ doanh nghiệp, đại lý, các tiểu thương đã thỏa thuận với người tiêu dùng và đồng ý hổ trợ, bồi thường thiệt hại với số tiền trên 77 triệu đồng. Không chỉ là các Hiệp hôi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà an quản lý chợ, trung tâm thương mại cũng có trách nhiệm hòa giải những tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu…
Mặc dù hòa giải là phương thức được sử dụng rộng rãi hơn, chiếm 80% các vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kết quả hòa giải nhiều khi không được các bên nghêm túc thực thi do giá trị pháp lý của
Một là, chưa tồn tại một khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho các hoạt động hòa giải tại Việt Nam mà trước hết là sự lựa chọn người hòa giải; quy trình hòa giải; giá trị pháp lý trong các khuyến nghị của hòa giải viên; hình thức quyết định của các bên; giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành…
Hai là, cũng giống với thương lượng, pháp luật Việt Nam không thừa nhận khả năng cưỡng chế thi hành những cam kết của các bên trong biên bản hòa giải thành. Với hạn chế này, cácbên tranh chấp thường quyết định tiếp cận công lý dưới hình thức khác.
3. Ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
a) Ưu điểm:
Thứ nhất :giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp. theo Điều 4 LTTTM 2010 giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thưng mại được tiến hành công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là một ưu thế so với nguyên tắc xét sử công khai của tòa án trong trường hợp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại đầy nhậy cảm.
Thứ hai :giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được thực hiện theo trình tự tố tụng linh hoạt mềm dẻo LTTTM 2010 quy đinh thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên, và đề cao sự thỏa thuận này. Các bên đương sự có thể thỏa thuận về: ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (khoản 2 điều 10 LTTTM 2010), địa điểm vụ tranh chấp (khoản 1 điều 11 LTTTM 2010), đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể chọn luật áp dụng (khoản 2 điều 14 LTTTM 2010).
Thứ ba : phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài được thể hiện khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, vụ việc đó xẽ được xét xử ở một cấp duy nhất, phán quyết của trọng tài đư ra có hiệu lực như bản bản án của tòa án và có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp. khi bphans quyết đưa ra các bên không thể chống án hay kháng án.
Thứ tư : giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại giúp duy trì được mối quan hệ đối tác của các bên. Trước khi đem vụ tranh chấp thương mại để giải quyết bằng trọng tài, các bên cùng ngồi bàn bạc, nêu ý chí nguyện vọng chủ quan của mình, từ đó xây dựng nhũng thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đôi bên trong quâ trình tố tụng trọng tài chính sự trao đổi trên cơ sở tôn trọng mong muốn của nhaub nên các bên giữ được mối hòa khí.
Thứ năm : phán quyết trọng tài được sự công nhận quốc tế. Thông qua một loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là công ước New-york năm 1958 về thi hành và công nhận quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định của trọng tài xẽ được công nhận và thi hành tai các quốc gia, vùng lãnh thổ và thành viên của các nước.
Tóm lại, luật trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có những ưu điểm nhất định so với các phương thức khác nhu thương lượng hòa giải, tòa án. Nó vừa mang tính tự do, tự đinh đoạt, vừa có chức năng duy trì các mối quan hệ hợp tác, hơn nữa nó vẫn đảm bảo tính bắt buộc cưỡng chế cho việc thi hành phán quyết trọng tài.
b) Han chế:
Thứ nhất: trọng tại chỉ xét xử một lần chung thẩm tạo nên hiệu lực cho phán quyết trọng tài, song đồng thời hạn chế cơ hội sửa chữa nếu có sai sót về nội dung hay không đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp.
Thứ hai: phán quyết của trọng tài có thể bị tuyên hủy bởi quyết định của tòa án là một hạn chế. Vì nó hạn chế hiệu lực của phán quyết trọng tài cũng như giảm sự tin cậy vào cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thứ ba trọng tài có tính chất phi chính phủ nên khi hiểu biết của một bộ phận dân trí về trọng tài chưa cao thì sự tin tưởng về khả năng, hiệu quả công việc, giá trị pháp lí của phán quyết trọng tài…cũng còn hạn chế.
4. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại
Một yếu tố đảm bảo cho tính khả thi trong phán quyết của trọng tài là các quy định về hủy quyết định trọng tài phải hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu hủy một cách tùy tiện. Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, khoản 1 Điều 44 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định: bên không đồng ý với quyết định trọng tài “có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài“.
Khoản 1 Điều 68 quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên”.
Quá trình giải quyết tranh chấp không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia Luật trọng tài thương mại 2010 quy định, bên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Như vậy, Tòa án với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định trọng tài.
Khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của một bên, Tòa án không xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài quy định tại Khoản 2 Điều 68:
– Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
– Thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
– Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
– Chứng cứ do các bên cung cấp mà hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
– Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng quyết định mà trọng tài đã tuyên thuộc một trong các trường hợp trên thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết của trọng tài. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với căn cứ “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Ngoài ra pháp luật cũng quy định có sự tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt động hủy quyết định của trọng tài, với chức năng giám sát hoạt động của Tòa án. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành (Khoản 10 Điều 71).
Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án huỷ phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp chỉ phát sinh nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy. Khoản 1 Điều 69 quy định “…nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy theo khoản 2 Điều 68 Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài”. Ở đây có sự khác biệt so với Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Theo Pháp lệnh, một bên có quyền gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”. Việc “không đồng ý” dựa trên nguyên nhân nào thì pháp luật lại không truy xét đến, do đó không thể tránh được tình trạng các bên yêu cầu huỷ quyết định trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, kể cả việc kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài, để kịp tẩu tán tài sản… Điều này không những làm hạn chế hiệu quả, mục đích thực sự của quy định này mà còn làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro. Một khi đưa đơn yêu cầu huỷ ra Toà án, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu huỷ tại Toà án phải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thời gian giải quyết tại Toà án cũng không xác định là bao lâu. Như vậy, nếu như các bên mong muốn được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do trọng tài có ưu điểm nhanh chóng, đơn giản thì thực tế các quy định của Pháp lệnh lại làm ưu điểm này có thể mấy đi. Quy định của luật đã khắc phục được những hạn chế này, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, hạn chế sự tuỳ tiện của Trọng tài viên…Sự quy định chặt chẽ về việc bên yêu cầu phải có căn cứ chứng minh việc phán quyết của hội đồng trọng tài là sai giúp cho các bên phải tự chịu trách nhiệm với yêu cầu của chính mình, khi mà các bên có nhu cầu gửi đơn đến tòa án để yêu cầu Tòa hủy phán quyết của trọng tài, họ sẽ phải tìm hiểu và đối chiếu các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài, điều này sẽ tránh được tình trạng bên phải thi hành không muốn thi hành phán quyết của trọng tài đưa ra yêu cầu huỷ quyết định trọng tài để kéo dài thời gian, tẩu tán tài sản hoặc hi vọng toà án sẽ xử lại và không bắt thi hành nghĩa vụ…
Luật sư
Bên cạnh đó, Luật trọng tài thương mại 2010 cũng có quy định giúp cho hội đồng trọng tài có thời gian khắc phục sai sót, nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài “Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng” (Khoản 7 Điều 71). Trong trường hợp hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Toà án tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Khi giải quyết Toà án không xét xử lại việc tranh chấp bởi Toà án không phải là cấp xét xử thứ hai của trọng tài. Toà án không có thẩm quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết của Trọng tài đối với vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp mà chỉ có quyền xem xét căn cứ để ra quyết định huỷ bỏ hoặc giữ nguyên quyết định trọng tài. Theo Khoản 8 Điều 71 của Luật, trường hợp quyết định trọng tài bị huỷ bỏ những thoả thuận các bên có được trong khi áp dụng phương thức trọng tài không còn, như vậy tranh chấp sẽ lại chưa được giải quyết, khi đó các bên lại tiến hành thoả thuận giải quyết tranh chấp lại từ đầu; còn nếu Toà án không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết của trọng tài khi các bên yêu cầu có tác động rất lớn, qua đó khắc phục được những sai phạm nếu có của hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ giải quyết tranh chấp thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Còn nếu quyết định của hội đồng trọng tài đã tuyên không thuộc một trong các trường hợp bị hủy thì một lần nữa khẳng định rằng hội đồng trọng tài đã thực hiện việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên và phán quyết đó cần được các bên tôn trọng và tự nguyện thi hành hoặc được cưỡng chế thi hành.
Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, việc có sự hỗ trợ của Tòa án về việc hủy phán quyết trọng tài đối với những phán quyết vi phạm pháp luật của trọng tài thương mại giúp cho các nhà kinh doanh yên tâm hơn khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, vì khi trọng tài có sự vi phạm pháp luật, Tòa án sẽ đứng ra giúp đỡ họ. Quy định này góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của Trọng tài viên, khiến cho Trọng tài viên phải khách quan, vô tư khi giải quyết tranh chấp.