Hiện nay, việc công dân không thể tiếp tục theo học và bắt đầu đi làm ở độ tuổi rất sớm. Việc sử dụng lao động chưa thành niên phải đáp ứng những điều kiện nhất định hoặc có thể bị cấm. Sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về độ tuổi lao động:
Căn cứ khoản 1 Điều 3
Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. Theo quy định người chưa đủ 18 tuổi vẫn được lao động, làm việc. Tuy nhiên vì thể chất và tâm sinh lý của họ chưa hoàn thiện, chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội nên pháp luật cũng quy định cụ thể các công việc mà họ được phép làm, là những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi.
Căn cứ Điều 143
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc đó là:
+ Không được làm các công việc như mang, vác, khuân vác các vật nặng vượt quá sức khỏe và thể trạng của người chưa thành niên;
+ Không được tham gia các công việc như sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
+ Không được tham gia sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; phá dỡ các công trình xây dựng;
+ Không được làm các công việc như nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
+ Không được làm các công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên….
– Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành được quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên đó là các công việc như:
+ Được làm các công việc liên quan đến biểu diễn nghệ thuật; vận động viên thể thao; lập trình phần mềm;
+ Được làm các công việc về nghề truyền thống như chấm men gốm; cưa vỏ trai; các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he;…
+ Được làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy; đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón…
– Người chưa đủ 13 tuổi không được tham gia lao động, ngoại trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách thì được tham gia lao động nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Với người lao động chưa đủ 15 tuổi, Bộ luật lao động quy định khá chặt chẽ về việc giao kết
Như vậy, có thể thấy độ tuổi lao động mà có thể tự tham gia bất kỳ quan hệ nào động nào mà không bị hạn chế đó là 18 tuổi. Đối với người nào động dưới 18 tuổi, tùy theo độ tuổi mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, có thể chỉ được làm một số công việc, không được làm một số công việc, không được làm ở một số nơi làm việc, nhất là lao động dưới 15 tuổi phải đáp ứng những nguyên tắc bảo đảm điều kiện lao động nhất định. Và người dưới 13 tuổi là độ tuổi bị hạn chế lao động nhất, chỉ được tham gia các công việc nhẹ. Đây là những quy định xuất phát từ thực tế về tâm sinh lý và thể chất của người dưới 18 tuổi chưa có đủ khả năng để tham gia quan hệ lao động như người đủ 18 tuổi.
2. Sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động bị xử phạt không?
Sử dụng người lao động chưa đủ tuổi sẽ bị phạt trong những trường hợp sau: Căn cứ Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:
– Hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên mà đã sử dụng lao động chưa thành niên đó;
+ Hành vi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi mà giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với họ và người đại diện theo pháp luật của họ;
+ Hành vi không bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
+ Hành vi không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe phù hợp với công việc đối với người lao động chưa đủ 15;
+ Hành vi không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định đối với người lao động chưa thành niên;
+ Hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định;
+ Hành vi Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
+ Hành vi sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
+ Nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
– Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm những công việc không được phép làm
+ Hành vi sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc không được phép làm theo quy định hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Hành vi sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định.
+ Người sử sụng lao động có một trong những hình phạt nêu trên thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức phạt gấp đôi.
3. Quy định về giờ làm việc của người chưa thành niên:
Điều 146 Bộ luật lao động 2019 quy định người chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm việc quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo quy định.
Do lao động chưa thành niên hiểu biết xã hội, hiểu biết cuộc sống còn hạn chế, khả năng tự bảo vệ chưa cao, dễ bị bóc lột và lợi dụng, độ tuổi này cần có sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của lao động chưa thành niên. Để bảo vệ lao động chưa thành niên tham gia quan hệ lao động, ngoài quy định các công việc được sử dụng lao động, điều kiện tuyển dụng lao động chưa thành niên, các quyền lợi về việc làm, tiền lương, pháp luật còn đặc biệt quan tâm đến thời giờ làm việc.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019
Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng
Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên