Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn nhất. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn nhất:
Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Ngọn đèn: Trong những đêm cô đơn, nỗi buồn của người thiếu phụ chỉ có một chiếc đèn vô tri vô giác để sẻ chia nỗi lo
– Chim thước: không có tin tức của người ở phương xa
– Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô đơn, trầm ngâm vắng lặng
– Thời gian: trôi qua, người thiếu phụ dường như rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn sâu thẳm, cô đơn của con người.
– Tiếng gà: là âm thanh duy nhất xuất hiện trong nỗi cô đơn của đêm tối
– Bóng cây hòe: tỏa ra cảm giác hoang vắng, cô đơn, bóng người buồn bã, tê tái vì mong nhớ, khát khao
→ Nỗi cô đơn, buồn bã dường như đang chiếm lấy tất cả tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như cũng buồn theo người.
Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Những dấu hiệu thể hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ:
– Người chinh phụ không bao giờ ngừng chờ đợi chồng, nỗi đau, nỗi nhớ nhung, đau khổ xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc
+ Nỗi nhớ chồng trải dài theo suốt thời gian và không gian
+ Nhìn cảnh vật phản chiếu nỗi cô đơn, lạc lõng của chính mình
+ Nỗi cô đơn bao trùm thế giới bên ngoài, len lỏi vào mọi vật, khiến nàng thốt lên những lời buồn bã
+ Người chinh phụ khao khát sum họp nhưng lại rơi vào tuyệt vọng, bất hạnh
– Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt tình yêu của đôi vợ chồng, gây nên bi kịch và nỗi đau cho người chinh phụ
– Người chinh phụ lúc này không còn thiết tha với bản thân, mọi hành động chỉ là “ép buộc” trong đau đớn và buồn bã.
Câu 3: Người chinh phụ buồn và thất vọng:
– Lo lắng cho sự an toàn của chồng nơi chiến trường
– Tuổi trẻ trôi qua trong cô đơn và lúc này, hạnh phúc, tình yêu cũng biến mất
– Niềm tin vào cuộc sống tối tăm và mờ nhạt
Câu 4 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
– Ngôn ngữ của nhân vật người chinh phụ được xây dựng chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa của nhân vật vừa của tác giả)
– Nhân vật phản ứng gián tiếp qua khung cảnh xung quanh, sự bối rối trong hành động cho thấy nhân vật vô cùng buồn bã, oán trách, than thở về hiện thực khắc nghiệt
– Tâm trạng nhân vật người chinh phụ thể hiện rõ sự thất vọng, tuyệt vọng
Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Nhạc điệu theo thể thơ lục bát:
– Dồi dào, có âm thanh mạnh mẽ, khỏe khoăn, réo rắt của thể thơ thất ngôn
– Giọng thơ du dương, nhẹ nhang của thể lục bát
– Có thể thấy qua nỗi đau “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”
2. Vài nét về tác giả và tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
* Tác giả:
– Đặng Trần Côn năm sinh, năm mất không rõ.
– Quê quán: ông sống ở làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
– Sáng tác: Ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm nhiều bài thơ chữ Hán và viết một số bài phú bằng chữ Hán.
*Tác phẩm:
– Hoàn cảnh sáng tác: Vào đầu thời vua Lê Hiền Tông nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh đô Thăng Long, triều đình dẹp loạn. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.
– Thể loại: Ngâm khúc, thể loại trữ tình khá phong phú trong thời kì này. Tác phẩm ngắn nhất có tới trăm câu, thậm chí vài trăm câu. Đây được xem là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng biểu tượng nhân vật độc thoại.
– Số lượng: 476 câu thơ. Bản dịch gồm 412 câu.
– Thể thơ: Trường đoản cú (thơ dài ngắn khác nhau). Bản dịch: Thể thơ song thất lục bát.
– Tóm tắt: Tác phẩm mở đầu bằng cảnh chiến tranh tàn khốc và nhà vua truyền lệnh kêu gọi mọi người ra trận. Trong hoàn cảnh này, nàng chinh phụ tưởng tượng ra cảnh chồng mình lên đường giúp vua, giúp nước, ra đi với quyết tâm chinh phục kinh thành dâng lên vua, một chiến binh dũng cảm trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi trên lưng ngựa trắng như tuyết. Hành trinh tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về phòng ngủ và tưởng tượng ra cuộc sống của chồng mình trên chiến trường. Cảm xúc về hình ảnh “lẫm liệt” của chồng mình trong khoảnh khắc chia ly dần lắng xuống, thay vào đó là nỗi đau, sự sợ hãi và niềm đau khổ khôn nguôi về số phận của chồng mình trên chiến trường khốc liệt, đầy rẫy những linh hồn bất công, sự sợ hãi cho số phận cô đơn của mình. Ở phần sau, câu chuyện chủ yếu miêu tả trạng thái tinh thần lo lắng và cô đơn của người chinh phụ. Đó là việc chồng đã quá hạn vẫn chưa trở về, không có tin tức gì, và người chinh phụ phải đếm thời gian theo chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là trạng thái tâm lý “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ lang thang ngoài hiên, sau những bức rèm, trong đêm khuya tĩnh lặng, đối diện với hoa, với trăng. Đó là cảm giác chán chường khi tìm chồng trong mơ nhưng giấc mơ buồn hơn, lục tung đồ đạc của chồng hy vọng tìm thấy chút an ủi nhưng niềm an ủi chỉ mong manh. Cuối cùng, trong sự chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn thiết tha làm việc, không thèm trang điểm, ngày đêm cầu nguyện để được sống hạnh phúc bên chồng. Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ tưởng tượng đến ngày chồng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng nhạc chiến thắng, được vua ban thưởng và sống hạnh phúc bên mình trong bình yên.
3. Phân tích tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
Sử dụng thể thơ song thất lục bát, “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thành công trong việc miêu tả sự phát triển tâm trạng của nhân vật trữ tình qua nỗi cô đơn và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ trong những tháng ngày chồng ra trận. Trước hết, tác giả tập trung miêu tả tâm trạng cô đơn của người chinh phụ trong những năm tháng lẻ loi:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa thác rủ đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường rằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Nỗi cô đơn và nỗi sầu khổ của người chinh phụ đã được tái thông qua hành động tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Nàng “gieo từng bước” tiếng thở trên hiên nhà, nhìn xa xăm để chờ đợi tin vui từ chồng. Cuộc sống của nàng bế tắc, bị giới hạn trong không gian “vắng” và “thưa”. Không nhận được câu trả lời nhưng trong lòng người chinh phụ vẫn không ngừng hy vọng vào tin vui của chồng, nàng mong muốn nhận được sự cảm thông từ ngọn đèn, nhưng rồi ngọn đèn chập chờn giữa đêm không đủ mạnh để chia sẻ và sưởi ấm với cuộc sống của trái tim cô đơn, lạnh lẽo của người chinh phụ. Trong không gian vắng lặng của căn phòng, nàng tiếp tục đối mặt với nỗi cô đơn:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy phím đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại ngùng”
Nàng cố gắng đốt hương để lòng bình yên hơn, nhưng lại bị kéo sâu hơn vào bờ vực của sự cô đơn, nàng miễn cưỡng soi gương nhưng khi đối diện với chính mình, nước mắt trào ra, nàng “gượng gảy phím đàn” nhưng hoàn cảnh cô đơn hiện tại khiến nàng sợ hãi, lo lắng, bất an về những điều không hay có thể xảy tới.
Những câu thơ vang lên cùng âm thanh thống thiết và bi thảm, qua đó đã làm nổi bật nỗi nhớ chồng và nỗi đau sâu thẳm. Nỗi nhớ nhung chất chồng trong tâm trí nàng, không ngừng tăng lên qua từng cung bậc cảm xúc và cuối cùng nỗi đau dẫn đến tuyệt vọng. Qua đó, ta thấy được bi kịch trong nỗi cô đơn và nỗi nhớ nhung của những người chinh phụ luôn “nóng lòng” chờ tin chồng ở nơi biên ải xa xôi.