Quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển đổi giới tính đềucó khả năng thay đổi giới tính hiện tại của cá nhân. Xác định lại và chuyển đổi giới tính đều chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người.
Quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển đổi giới tính đềucó khả năng thay đổi giới tính hiện tại của cá nhân. Xác định lại và chuyển đổi giới tính đều chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người. . Giữa hai quyền này có điểm khác nhau cơ bản như về khái niệm, cơ sở pháp lý, mục đích.
Thứ nhất, về khái niệm.
Xác định lại giới tính là thuật ngữ để chỉ thủ tục để điều chỉnh lại giới tính của một người do người đó có khuyết tật cơ thể về giới tính hoặc bộ phận sinh dục chưa được định hình chính xác.
Chuyển đổi giới tính là người có cơ thể bình thường nhưng vẫn đi phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Thứ hai, cơ sở pháp lý.
Điều 36 Bộ luật Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2005 đã cụ thể hóa quyền xác định lại giới tính, giúp cho những người chưa định hình được giới tính một cách chính xác có được sự bảo vệ của pháp luật.
Pháp luật quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính cho phép thực hiện xác định lại giới tính đối với những người vừa nêu, đăng ký lại hộ tịch và nghiêm cấm phân biệt đối xử cũng như tiết lộ thông tin cho người khác biết. Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc chưa được định hình chính xác, trước và sau hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với các công dân khác. Họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền được tôn trọng bí mật đời tư như quy định tại điều 37 và 38 “Bộ luật dân sự 2015”. Xác nhận lại giới tính là vấn đề mang tính cá nhân và tương đối nhạy cảm nên bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính sẽ được pháp luật tuyệt đối bảo vệ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng do pháp luật quy định. Bất kỳ hành vi nào tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác hoặc phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính sẽ chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Thông tin của người xác định lại giới tính chỉ được công bố trong trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc này.
Còn về chuyển đổi giới tính pháp luật nước ta nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính (khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2008NĐ-CP). Việc nghiêm cấm này nhằm ngăn chặn những hành vi chuyển đổi giới tính nhằm phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch lạc, băng hoại đạo đức hoặc vì các mục đích khác như trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gian lận trong thể thao…
>>> Luật sư
Thứ ba, khác nhau về mục đích.
Từ góc độ pháp lý, có thể thấy quyền xác định lại giới tính đây là một quyền nhân thân có điều kiện. Thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác.
Còn chuyển đổi giới tính có thể vì nhiều mục đích như chỉ theo phong trào, tâm lí, để mưu sinh…