Khi một người mất năng lực hành vi dân sự thì để bảo vệ quyền lợi cho họ, pháp luật quy định người giám hộ cho họ. Vậy như thế nào thì được xem là hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì? Quy định về mất và hạn chế năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
- 2 2. Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
- 3 3. So sánh giữa mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- 4 4. Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:
- 5 5. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự:
- 6 6. Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
2. Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
3. So sánh giữa mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Cho em hỏi vì sao một người chỉ được một người giám hộ.
Tại khoản 2 Điều 47
“2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.”
Như vậy trừ những trường hợp đặc biệt khi cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu thì một người chỉ có thể được một người giám hộ. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là nhằm thống nhất và bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người được giám hộ.
Những điểm giống và khác nhau giữa mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”
Còn hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Về điểm giống nhau:
Thứ nhất, họ là những người từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Thứ hai, việc họ bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án trên cở sở yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Thứ ba, họ không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép.
Thứ tư, khi không còn căn cứ cho rằng họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền được khôi phục lại năng lực hành vi dân sự của mình.
Về điểm khác nhau:
Về nguyên nhân: người mất năng lực hành vi dân sự là do họ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do họ nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
Về hệ quả pháp lí: Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không còn năng lực hành vi dân sự, không thể tham gia bất kì một giao dịch dân sự nào, các giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện của họ xác lập và thực hiện. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự mà họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ.
4. Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp em: Trường hợp nào thì mất năng lực hành vi dân sự, trường hợp nào thì hạn chế năng lực hành vi dân sự? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 22
Còn theo quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 thì hạn chế năng lực hành vi dân sự xảy ra khi một người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
5. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Tôi có một vài thắc mắc mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi muốn hỏi thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Những người nào sẽ là người giám hộ cho ho? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Mất năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 22. Theo đó, khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn đến họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự là một trong những đối tượng được giám hộ. Đồng thời, Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định những người là giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Thứ nhất: Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Thứ hai: Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
Thứ ba: Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ
Như vậy pháp luật đã quy định cụ thể, chi tiết cho những người nào sẽ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ (Điều 54 Bộ luật dân sự 2015).
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về năng lực hành vi dân sự vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến trên toàn quốc.
6. Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự và tôi là người đại diện theo pháp luật của cháu. Vừa qua con tôi mang xe máy đứng tên cháu đi bán, mà không hỏi ý kiến tôi, xin Luật sư cho tôi hỏi, việc mua bán này có hợp pháp không, giải quyết như thế nào. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Như vậy trong trường hợp của bạn, con bạn đã bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, khi tham gia giao dịch dân sự, cụ thể trong trường hợp này là giao dịch mua bán xe máy, không có sự đồng ý của người đại diện (ghi trong bản án Tòa án tuyên con bạn bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) là trái với quy định của pháp luật.
Bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu, và hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 125
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.‘