Đất đai là một trong những điều kiện quan trọng nhất và là tiền đề để phát triển đối với tất cả các công việc của con người. Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Sở hữu đất đai là gì?
Đất đai được hiểu là một vùng đất có ranh giới và có vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Tại Điều 4. Sở hữu đất đai
” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo đó mà luật quy định về sở hữu đất đai cũng cần được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định để đảm bảo thực hiện đúng về sở hữu đất đai.
Như chúng ta đã biết thì đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam và đất đai được hình thành và tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trãi qua các giai đoạn của lịch sử và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.
Theo đó có thể thấy đất đai chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và sở hữu đât đai không thể thuộc về bất cứ một cá nhân hay thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một tổ chức nào. Sở hữu toàn dân sẽ tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và có thể tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình hình kinh tế-xã hội nói chung.
Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý đất đai và là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân dưới hình thức dân chủ đại diện, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, nhà nước có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội và có thể thông qua pháp luật mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
Trong lĩnh vực quản lý sở hữu đất đai thì Đảng và nhà nước ta luôn đề cao việc tiếp tục phát huy dân chủ, luôn phát huy việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân có thể nói nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai cũng là một phương diện để nhà nước ta tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2. Nội dung quyền sở hữu đất đai:
Đầu tiên muốn hiểu chính xác về quyền sở hữu đất đai, chúng ta cần hiểu đúng về quyền sở hữu là gì? Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2013 quy định thì quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là Chiếm giữ (quyền nắm giữ tài sản và tiêu sản trong tay), sử dụng (quyền sử dụng tài sản và tiêu sản theo ý muốn), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy). Cụ thể là khi cho người (tổ chức) khác mượn hoặc thuê tài sản (tiêu sản) thì chủ sở hữu đã trao cho người mượn 2 quyền: Chiếm hữu và sử dụng. Người (tổ chức) khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu sử dụng quyền định đoạn (bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản của chủ sở hữu theo quy định.
Bởi thế, quyền định Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là khái niệm dùng để chỉ 1 hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể. Với chế độ sở hữu này, tất cả công dân của một quốc gia đều là chủ thể được công nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ sở pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách bình đẳng.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận trong
Điều 197
Trên cơ sở đó, Điều 4, Luật Đất đai 2013 ghi nhận: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân được ghi nhận lần đầu tiên vào
3. Dựa vào đâu để có thể xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở đps là về cơ sở lý luận:
Dựa trên Chủ nghĩa Mác – Lênin có những chỉ dẫn quan trọng về việc xác lập quyền sở hữu đó là vấn đề manh mún ruộng đất, cát cứ và sử dụng không hiệu quả và việc tích tụ, tập trung đất đai là cơ sở hình thành nền sản xuất lớn trong mỗi quốc gia. Và sở hữu tư nhân chính là nguồn gốc của bóc lột và bất công trong xã hội. Từ thực tế có thể thấy được nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người là sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó, đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.
Thứ hai đó là xét dựa trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam thông qua bề dày về lịch sử, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước trong khi quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất rất mờ nhạt. Có thể nói đất đai là tặng vật thiên nhiên và đât đai không phải của riêng ai và trong điều kiện lịch sử của Việt Nam thì để bảo vệ đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ là xương máu của bao thế hệ. Về chính trị, Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây dựng một Nhà nước mà ở đó tất cả lợi ích thuộc về nhân dân. Theo đó có thể thấy lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng xác lập chế độ sở hữu toàn dân là có cơ sở và trong điều kiện hiện nay, khi nước ta cần tập trung để hình thành nền sản xuất lớn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn còn phù hợp.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật Đất đai 2013