Sở hữu là quyền của một cá nhân nào đó hay một pháp nhân đối với tài sản của mình. Vậy sở hữu chung là gì? Quy định về các loại sở hữu chung?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu chung là gì?
Căn cứ vào điều 214, Bộ luật dân sự quy định:
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.
Sở hữu chung có đặc điểm là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu. Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định. Ví dụ như chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác… Trong trường hợp các đồng sở hữu chủ muốn chuyển giao tài sản của mình cho chủ sở hữu khác thì các đồng sở hữu chủ có quyền ưu tiên mua. Bên muốn chuyển nhượng phải
2. Các hình thức sở hữu chung:
– Sở hữu chung theo phần: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Theo nguyên tắc là bình đẳng, có quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận, lợi ích và rủi ro xác định theo phần quyền của họ trong tài sản chung.
– Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
Đối với tài sản chung hợp nhất có thể phân chia là tài sản chung của vợ chồng. Để được công nhận có sở hữu chung hợp nhất phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tài sản có thể phân chia trong những trường hợp như: ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc một bên mất. Nguyên tắc chia tài sản là vợ chồng bình đẳng vì vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người nên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Đối với tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là sở hữu chung của cộng đồng như tài sản chung của cá nhân, hộ gia đình ở các khu chung cư. Hay các đồng sở hữu chủ bình đẳng nhưng không có quyền chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác thuộc vào tài sản chung hợp nhất không thể phân chia.
– Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
3. Nội dung của sở hữu chung:
Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các đồng sở hữu chủ theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với việc sử dụng tài sản chung mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thoả thuận khác.
Về việc định đoạt tài sản chung thì mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Còn đối với tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Nếu các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Khi chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung xảy ra hai trường hợp. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Ngoài ra còn có sở hữu chung trong nhà chung cư thì phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự thoả thuận của tất cả các chủ sở hữu. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích và thiết bị chung. Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
Sở hữu chung bị chấm dứt khi tài sản chung đã được chia, không còn hoặc một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung. Ngoài ra, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.