Trước đại thắng Mùa xuân năm 1975, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Trong hệ thống chính trị Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm: Hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc và hệ thống chính trị cách mạng ở miền Nam. Vậy sau đại thắng mùa xuân 1975, tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam có đặc điểm gì?
Mục lục bài viết
1. Sau đại thắng Mùa xuân 1975, tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Tồn tại sự chia rẽ, phân biệt giữa hai miền.
B. Đất nước đã được thống nhất về mặt Nhà nước
C. Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức Nhà nước
D. Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt Nhà nước.
Đáp án đúng: C
Giải chi tiết: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau => Yêu cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
2. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam sau đại thắng Mùa xuân 1975:
Từ khi Tổ quốc Việt Nam được thống nhất đến năm 1986, hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước Việt Nam là hệ thống chuyên chính vô sản. Trong đó sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng chuyển từ lãnh đạo chiến tranh là cơ bản sang lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành tố trung tâm của hệ thống chuyên chính vô sản chuyển đổi từ sứ mệnh cơ bản là tổ chức kháng chiến sang nhiệm vụ quản lý phát triển xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phải thực hiện chuyển đổi tổ chức và phương thức hoạt động từ tất cả cho tiền tuyến sang động viên toàn dân xây dựng, phát triển đất nước.
Một số thay đổi của tổ chức bộ máy cấu thành của hệ thống chính trị giai đoạn này như sau:
Hệ thống tổ chức đảng: Đại hội IV của Đảng (1976) đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập ra theo cấp hành chính, đơn vị sản xuất hoặc công tác. Hệ thống chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan Trung ương và cơ quan cấp tỉnh, thành phố trưc thuộc sẽ do BCH Trung ương quy định. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Điều lệ Đảng năm 1986 đã sửa đổi bổ sung: BCH Trung ương họp hội nghị toàn thể cử ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cử Tổng Bí thư BCH Trung ương. Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn bao gồm các tổ chức đảng hoạt động trong phạm vi một xã, một phường, một thị trấn. Giải thể Trung ương cục miền Nam và cấp khu. Từ năm 1982 thành lập 10 đảng bộ khối cơ quan Trung ương.
Hệ thống tổ chức Nhà nước:
Ngày 25-4-1976, nhân dân hai miền Bắc – Nam tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI, đặt tên nước Việt Nam là Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà CHXH Việt Nam. Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Hội đồng Nhà nước là thiết chế mới lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp, vừa thực hiện chức năng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vừa thực hiện chức năng của Chủ tịch nước. Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ gồm 28 bộ và cơ quan ngang bộ. Chính quyền địa phương có ba cấp hành chính là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã; xã, phường, thị trấn. Khu tự trị được bãi bỏ nhưng lập thêm đơn vị hành chính đặc khu: Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Đặc khu Quảng Ninh, đơn vị phường ở những thành phố, thị xã tương đương với xã. Ở các đơn vị hành chính nói trên đều thành lập HĐND và UBND.
Hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội:
Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở hai miền Nam – Bắc lần lượt thống nhất và lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hệ thống tổ chức của Mặt trận gồm 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được tiến hành trong cả nước khi nào ?
A. Năm 1954
B. Năm 1965
C. Năm 1975
D. Năm 1976
Đáp án: D
Giải thích: Trang 204 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 2. Một hình thức xí nghiệp chỉ xuất hiện trong thời gian cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam sau giải phóng là
A. Xí nghiệp quốc dân.
B. Xí nghiệp tư bản – Nhà nước.
C. Xí nghiệp tư bản tư nhân.
D. Xí nghiệp quốc doanh hoặc công – tư hợp doanh.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 205 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 3. Sau kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), tình hình kinh tế Việt Nam như thế nào ?
A. Nền kinh tế nước ta phát triển cân đối theo cơ cấu ngành.
B. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa.
C. Kinh tế tư nhân và cá thể đem lại lợi nhuận lớn hơn kinh tế tập thể.
D. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể luôn bị thua lỗ, không phát huy tác dụng.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 205 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 4. Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta sau 5 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước(1981 – 1985) là:
A. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 2,9%.
B. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 3,9%.
C. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9%.
D. Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 1,9%.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 206 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 5. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đàm cho … của Tổ quốc”.
A. Độc lập và tự do.
B. Độc lập và thống nhất.
C. Độc lập và chủ quyền.
D. Độc lập và phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: “Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho độc lập và tự do của Tổ quốc”.
Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình công nghiệp nước ta trong những năm 1981 – 1985?
A. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,6%.
B. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%.
C. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,5%.
D. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8,6%.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 206 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 7. Chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ khi nào ?
A. Ngày 3 – 5 – 1975.
B. Ngày 10 -5 – 1975.
C. Ngày 22 – 12 – 1978.
D. Ngày 1 – 1 – 1979.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 8. Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ trong thời gian nào ?
A. Từ ngày 7-1 – 1979 đến ngày 5 – 3 – 1979.
B. Từ ngày 17 – 1 – 1979 đến ngày 18 – 3 – 1979.
C.Từ ngày 17 – 2 – 1979 đến ngày 18 – 3 – 1979.
D. Từ ngày 17 – 2 – 1979 đến ngày 5 – 3 – 1979.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 9. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) đã diễn ra trên quy mô bao nhiêu tỉnh?
A. 4 tỉnh
B. 5 tỉnh
C. 6 tỉnh
D. 7 tỉnh
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) đã diễn ra trên quy mô 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu)
Câu 10. Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ
A. Biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
B. Biên giới phía Đông và biên giới phía Tây.
C. Biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc.
D. Biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 206-207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 11. Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào?
A.
B. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1960; Hiến pháp 1980.
C. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1975; Hiến pháp 1980.
D. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1976; Hiến pháp 1980.
Đáp án: A
Giải thích: Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980.
Câu 12. Quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng thủ đô Phnôm Pênh vào thời gian nào?
A. Ngày 22 – 12 – 1978.
B. Ngày 7 – 1 – 1979.
C. Ngày 17 – 2 – 1979.
D. Ngày 18 – 3 – 1979.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 206-207 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 13. Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
B. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt – Iêng-xê-ri.
C. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia.
Đáp án: A
Giải thích: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta đã tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
THAM KHẢO THÊM: