Thuế là một nguồn thu tài chính chủ yếu ở nhà nước ta, thuế cũng coi như là một công cụ mà nhà nước Việt Nam ta sử dụng để quản lý đất nước. Bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào, không phân biệt giới tính hay ngành nghề đều có nghĩa vụ phải đóng thuế theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam. Vậy sắc thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Sắc thuế là gì?
Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền, hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính bắt buộc đối với mọi công dân, mọi tổ chức. Sắc thuế được nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng nhưng nhìn chung mỗi sắc thuế đều được hình thành trên các yếu tố về tên, đối tượng sử dụng thuế, cơ sở thuế ( đối tượng tác động của một chính sách thuế), thuế suất (là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế)…
Nhìn chung, mỗi sắc thuế được ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng song nhìn chung, mỗi sắc thuế đều được cấu thành bởi các yếu tố sau:
– Tên gọi
Tên gọi của mỗi sắc thuế thể hiện đối tượng tác động của sắc thuế hoặc mục tiêu của việc áp dụng sắc thuế đó. Vi du, thuê “giá tri gia sau mỗi lần chúng được luân chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp” đánh trên thu nhập của doanh nghiệp; thuê tiêu thụ đặc biệt” đánh vào việc tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ tăng cho ta thấy loại thuế này chỉ đánh vào phần giả trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đặc biệt được sản xuất hoặc nhập khẩu…
– Đối tượng nộp thuế và đối tượng được miễn thuế
Yếu tố này xác định rõ tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ phải kê khai và nộp loại thuế này hoặc tổ chức, cá nhân nào không phải kê khai và nộp loại thuế này (đối tượng được miễn nộp thuế) theo quy định của luật thuê.
– Cơ sở thuế
Yếu tố này xác định rõ thuế được tính trên cái gì. Tùy theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế của một tổ chức, cá nhân nào đó (ví dụ, cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ), Cơ sở thuê có thể là tổng trị giá hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ nếu là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (ví dụ, cơ sở tính thuế doanh thu là tổng doanh thu nhận được trong kỳ tính thuê, cơ sở tính thuế giá tri gia tăng đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng ).
2. Mức thuế, thuế suất:
Mức thuế, thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, có thể nói, đó là “linh hồn của một sắc thuế, phản ánh yêu cầu và mức độ động viên của Nhà nước trên một cơ sở tỉnh thuế, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Có các loại mức thuế – thuế suất sau đây:
+ Mức thuế cụ thể (tuyệt đối):
Mức thu thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên cơ sở thuế. Ví dụ, thuế môn bài quy định thu theo mức 3.000.000 đ năm đối với cơ sở kinh doanh hạch toán độc lập có mức vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, thu theo mức 1.000.000 đ’năm đối với cơ sở kinh doanh có vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng..
+ Thuế suất nhất định:
Thuế suất được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở tinh thuế, không thay đổi theo quy mô của cơ sở tính thuế. Ví dụ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trên thu nhập chịu thuế, thuê tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường, masage, karaoke là 30%…
+ Thuế suất lũy tiến:
Thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở tính thuế (thường là thu nhập chịu thuế hoặc trị giá tài sản chịu thuế). Có hai loại thuế suất lũy tiến: thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần.
+ Thuế suất lũy tiến từng phần
Biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc. Ví du, biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh từ tiên lương, tiền công trực tiếp theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất lũy tiến từng phần có ưu điểm là do thuế được đánh tăng dần theo mức tăng của thu nhập, tài sản, sát với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế nên đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội theo chiều dọc, vì vậy, thường được sử dụng trong các sắc thuế thu nhập và thuế tài sản. Tuy nhiên loại thuế này có nhược điểm là kỹ thuật tính thuế phức tạp.
+ Thuế suất lũy tiến toàn phần
Biểu thuế cũng gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất và thuế suất cũng tăng dần theo sự tăng của cơ sở tính thuế. Khác với thuế suất lũy tiến từng phần, số thuế phải nộp được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở thuế áp dụng mức thuế suất tương ứng. Ưu điểm của loại thuế suất này là việc tính toán xác định số thuế phải nộp đơn giản, nhanh chóng hơn so với thuế suất lũy tiền từng phần Tuy nhiên, loại thuế suất này có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính đột biến về tổng số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế, dẫn đến tình trang bất hợp lý về mức thu nhập còn lại sau thuế giữa những người có mức cơ sở tính thuế ở hai bậc thuế liền kề, do đó không đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội. Trong trường hợp này, giá trị cơ sở thuê giữa hai bậc thuế liền kề có sự thay đổi không đang kế nhưng đối tượng nộp thuế có cơ sở thuế bậc cao hơn phải tính thuế theo mức thuế suất tương ứng cao hơn cho toàn bộ cơ sở thuế nên đã dẫn đến số thuế phải nộp cao hơn nhiều so với bậc thuế liền kề thấp hơn. Vì những lý do này, loại thuế suất này thực tế hiện nay ít có quốc gia nào áp đụng.
– Biểu thuế
Biểu thuế là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc mức thuê nhất định trong một sắc thuế. Vi dụ, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, biểu thuế thu nhập cá nhân, biểu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Chế độ miễn, giảm thuế
Miễn, giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế theo đó, quy định cu thế các trường hợp, đối tượng nộp thuế được phép miễn thuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với thông thường (vì một số lý do khách quan bất khả kháng như thiên tai, địch hoa hoặc tai nan bất ngờ, hoặc vì một số lý do nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước…). Trong mỗi loại thuế, chế độ cũng quy định về điều kiện thủ tục, thẩm quyền xét miễn, giảm thuế.
– Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế
Yếu tố này quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong quá trinh thi hành luật thuế, ví dụ như nghĩa vụ về đăng ký, kê khai, thu nộp thuế, nghĩa vụ về thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nghĩa vụ về khai bảo, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tinh và thu thuế. Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế một mặt, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật thuế, đưa việc thực thi luật thuế vào nề nếp, kỷ cương mặt khác, là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm về thuế, đâm bão sự kiểm soát, quản lý của cơ quan thuế đối với quá trình chấp hành luật thuế được chặt chế, kịp thời.
3. Thủ tục kế khai, thu nộp, quyết thuế:
Quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế, thời gian thu nộp. nhằm đàm bảo sự minh bạch, rõ ràng của chính sách, tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên đây, trong các sắc thuế còn quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan trong quá trình thi hành luật thuế, các hình thức vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Ở nước ta, các quy định liên quan đến quản lý thuế nêu trên, như về trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, kê khai, thu nộp, quyết toán thuế, xử lý vi phạm, trước đây được quy định trong các Luật thuế.
4. Hệ thống thuế Việt Nam hiện có bao nhiêu sắc thuế?
Hệ thống thuế nước ta hiện nay có 10 loại sắc thuế:
1. Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế đánh vào việc kinh doanh một số mặt hàng và dịch vụ và phần lớn là người có thu nhập cao mới tiêu thụ.
3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: thuế xuất nhập khẩu là loại thuế giản thu, còn gọi là hàng rào thuế quan, có tác dụng góp phần vào việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo hộ hợp lý sản xuất tiêu dùng trong nước, tăng thu cho nhân sách nhà nước.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp, áp dụng đối với cả doanh nghiệp trong nước lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: là loại thuế trực thu, thuế góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên mội phần từ người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước.
6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp: đánh vào các tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp.
7. Thuế nhà đất: là loại thuế tài sản, ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước, đất góp phần quản lý đối với việc sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình.
8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là loại thuế trực thu, ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước còn góp phần quản lý nhà nước về các hoạt động chuyên quyền sử dụng đất.
9. Thuế tài nguyên: thuộc loại thuế tài sản, thuế góp phần quản lý, bảo vệ việc khai thác sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
10. Thuế môn bài: là khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật quản lý thuế năm 2019;