Tôi muốn hỏi trường hợp sa thải người lao động dưới đây có hợp pháp theo Luật lao động 2006 hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty X có trụ sở chính tại thành phố HCM và nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành. Tháng 01/2005 Trần H được giám đốc công ty tuyển vào làm việc tại chi nhánh Hà Tây theo
Tháng 3/2008, khi thanh tra tài chính chi nhánh phát hiện có dấu hiệu vi phạm, giám đốc công ty yêu cầu tạm đình chỉ công việc đối với H. Kết luật cho thấy, H có nhiều sai sót trong quản lý, nghiêm trọng nhất là dẫn đến việc kế toán viên C tham ô 150 triệu đồng. Sau 3 lần triệu tập C không đến dự phiên họp kỷ luật, ngày 03/5/2008 giám đốc chi nhánh công ty tổ chức phiên họp. H có mặt nhưng yêu cầu phải có sự tham gia của công đoàn (công ty X có thành lập tổ chức công đoàn) nhưng vì chi nhánh chưa thành lập công đoàn nên giám đốc chi nhánh cho rằng không cần sự tham gia của công đoàn. Kết luận phiên họp, giám đốc chi nhánh ra quyết định sa thải H, C và yêu cầu H, C bồi thường số tiền tham ô. H không đồng ý với quyết định sa thải và đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Cũng trong thời gian này, công ty tuyên bố sáp nhập 3 chi nhánh Hà Nội, Hà Tây và Hải Phòng thành 1 chi nhánh tại Hà Nội vì lý do sáp nhập địa giới hành chính và chi nhánh Hải Phòng kinh doanh không hiệu quả. Công ty quyết định sử dụng 80% nhân viên chi nhánh Hà Nội, 30% nhân viên chi nhánh Hải Phòng và không sủ dụng nhân viên nào của chi nhánh Hà Tây vì những bê bối tài chính ở đây.
Cho rằng công ty không giải quyết công bằng và thỏa đáng, toàn bộ nhân viên chi nhánh Hà Tây không đồng ý, cử ra đại diện làm đơn khiếu nại yêu cầu giám đốc công ty xem xét lại quyết định. Được biết trong số nhân viên của chi nhánh Hà Tây có 2 người mang thai, 1 người ốm đau đang điều trị tại viện. Vậy, việc sa thải H và C có hợp pháp ko, vì sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc sa thải C và H là không hợp pháp.
Để chứng minh điều này ta phân tích quyết định sa thải của công ty X đối với C và H trên hai phương diện Nội dung và thủ tục.
+ Về nội dung: khi xem xét hành vi của C và H, đối chiếu theo quy định của pháp luật ta có thể khẳng định quyết định sa thải là hoàn toàn đúng. Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 85 BLLĐ, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng một trong các trường hợp sau đây:
“Người lao động vi phạm một trong các trường hợp: có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Các hành vi vi phạm này nếu chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật”.
Đối với hành vi vi phạm của C, C đã tham ô số tiền 150 triệu đồng – một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, để có thể áp dụng hình thức kỉ luật sa thải đối với C thì hành vi của C phải gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty X. Muốn xác định vấn đề này ta dựa trên căn cứ pháp lí là khoản 1 phần 3,
Đối với hành vi của H, theo quy định trên có thể xếp vào loại “hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”. Trong trường hợp này, hành vi khác mà chúng ta đề cập tới chính là “sai sót trong quản lí”. Hành vi này là nguyen nhân trực tiếp dẫn đến hành vi tham ô của C, là điều tất yếu xảy ra khi hoạt động quả lí lỏng lẻo. Nối cách khác, hành vi của H cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại của công ty X. Như vậy, H cũng phải chịu hình thức kỉ luật sa thải.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Về thủ tục: căn cứ Điều 87 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2006những thành phần tham gia vào phiên họp kỉ luật bao gồm: Người đại diẹn theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền – Chủ trì cuộc họp; Đại diện BCH Công đoàn hoặc BCH Công đoàn lâm thời; Người lao động bị xem xét kỷ luật; Người làm chứng (nếu có); Người bào chữa cho người lao động bị xem xét kỷ luật (nếu có); Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).
Trong phiên họp kỉ luật ngày 03/5/2008 của chi nhánh công ty X có sự vắng mặt của C và đại diện công đoàn.
Đối với trường hợp vắng mặt của C, sau 3 lần triệu tập mà C đều cố tình vắng mặt nên phiên họp kỉ luật sẽ được diễn ra bình thường mà không cần sự có mặt. Đốii với trường hợp vắng mặt của đại diện BCH công đoàn, đây hoàn toàn là do sai sót của giám đốc chi nhánh công ty X tại Hà tây. Hành vi “cho rằng không cần có sự tham gia của công đoàn” đã vi phạm các quy định của pháp luật. Vì vậy, thủ tục xử lí kỉ luật đối với C và H là không hợp pháp.
Về thời hiệu giải quyết vụ việc, thời điểm phát hiện vi phạm vào tháng 3/2008 và vụ việc được đưa ra giải quyết vào 3/5/2008. Phiên họp kỉ luật được tiến hành trong khi vụ việc chưa hết thời hạn giải quyết.
Kết luận: Việc sa thải C và H là không hợp pháp bởi đã có sự vi phạm về thủ tục trong phiên họp kỉ luật lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Vũ Hồng Ngọc