Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử là gì? Những trường hợp tạm đình chỉ vụ án? Những trường hợp đình chỉ vụ án?
Việc quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử là việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự khi có những căn cứ phải tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án. Vậy những trường hợp nào sẽ bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề này.
1. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử là gì?
Tạm đình chỉ là quyết định tạm dừng mọi hoạt đông tố tụng của các cơ quan tố tụng của vụ án đối với bi can, bi cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định tạm đình đình chỉ thì có thể được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng đối của vụ án đối với bi can, bi cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định đình chỉ thì không được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử.
2. Những trường hợp tạm đình chỉ vụ án?
Quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 281
2.1 Các trường hợp tạm đình chỉ vụ án:
Theo khoản 1 Điều 281 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
“a) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà
Theo quy định trên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi:
– Có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Trường hợp khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã bị can bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và
Nếu hết hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã bị can, bị cáo vẫn chưa có kết quả thì Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
– Khi Tòa án có kiến nghị về văn bản pháp luật, nếu chưa có kết quả kiến nghị văn bản pháp luật thì sẽ phải tạm đình chỉ vụ án.
Như vậy, đối với các trường hợp phải tạm đình chỉ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ và vụ án sẽ được xét xử lại khi lý do tạm đình chỉ không còn. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
2.2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án:
Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung sau:
– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
– Nội dung của văn bản tố tụng;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
3. Những trường hợp đình chỉ vụ án?
Quyết định đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 282 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
3.1. Các trường hợp đình chỉ vụ án:
Theo khoản 1 Điều 282 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
“a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.”
Theo quy định nêu trên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi:
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tới phạm được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Thẩm phán cũng ra quyết định đình chỉ vụ án khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà nếu Viện kiểm sát chỉ rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần không bị rút truy tố. Điểm này trưóc đây không quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tội phạm đã được đại xá;
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
– Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Những căn cứ để Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án bao gồm: Không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, người phạm tội được đại xá, người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tới nghiệm trọng. cây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi có các căn cứ nêu trên thì sẽ quyết định đình chỉ vụ án, tức chấm dứt mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tố tụng đối của vụ án đối với bi can, bi cáo trong quá trình tố tụng. Vụ án nếu đã có quyết định đình chỉ thì không được phục hồi điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3.2. Quyết định đình chỉ vụ án:
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dung sau:
– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
– Nội dung của văn bản tố tụng;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Như vậy trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nếu có các căn cứ phải tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án thì Thẩm phán chỉ tọa phiên tòa sẽ quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án phải đúng theo Bộ Luật tố tụng hình sự.