Quyết định chỉ định thầu do cấp nào phê duyệt? Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp áp dụng chỉ định thầu.
Với ý nghĩa to lớn của pháp luật đấu thầu giúp các nhà thầu đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phản biệt đối xử giữa các nhà thầu, kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ và các giải pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẳn có của mình. Và một câu hỏi đặt ra là quyết định chỉ định thầu do cấp nào phê duyệt? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
“Điều 37. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện;
b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.”
Theo đó mẫu quyết định chỉ định thầu được lập ra để quyết định về việc phê duyệt chỉ định thầu, tùy theo lĩnh vực ngành nghề mà nội dung sẽ khác nhau như:
– Tên gói thầu, dự án.
– Các căn cứ pháp lý liên quan.
– Trưởng đơn vị đề nghị.
– Tên cơ quan, cá nhân được chỉ định thầu.
– Các cơ quan, đơn vị, cá nhân để báo cáo, phối hợp, biết, thực hiện,… (nếu cần).
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
– Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
Đối với hình thức chỉ định thầu áp dụng theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu có hướng dẫn về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
– Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu, sau khi dự án được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án trong trường hợp đủ điều kiện.
– Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
+ Trường hợp cần thiết theo đề xuất của tổ chức thẩm định, người có thẩm quyền quyết định việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, đặc biệt đối với các chủ đầu tư thường bị nhà thầu thắc mắc, kiến nghị; đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu; đối với các gói thầu có giá trị lớn, đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật. Trường hợp có yêu cầu về giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu thì trong quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải quy định rõ nội dung này trong phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu cụ thể gói thầu có yêu cầu về giám sát, theo dõi và tên của cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.
+ Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện của chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn nhà thầu để bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của tổ chức thẩm định.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Dương Gia Mình có một câu hỏi về vấn đề “chỉ định thầu”, mong quý công ty giúp đỡ Câu hỏi: “Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất, quyết định đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện, chủ đầu tư được giao cho chi nhánh phát triển quỹ đất. Mình đang băn khoăn Quyết định chỉ định thầu sẽ do cấp nào quyết định”. Mong quý công ty giúp đỡ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn nêu dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất, Quyết định đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện, chủ đầu tư được giao cho chi nhánh phát triển quỹ đất. Trong trường hợp này, Quyết định chỉ định thầu sẽ do Chủ đầu tư hoặc Cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt. Bởi:
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 thì việc chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 thì kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt là một điều kiện bắt buộc. Do đó, đối với gói thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất thì cần phải gửi văn bản xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
– Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu thầu 2013 và hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 10/2015/TT-BKHDT về phê duyệt kế họach lựa chọn nhà thầu. Theo đó:
” b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.”
Luật sư tư vấn pháp luật về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: 1900.6568
Bên cạnh đó, đối với dự án, công trình do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định đầu tư thì kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ do Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 101
Như vậy, từ các quy định trên thì quyết định chỉ định thầu có thể sẽ do chủ đầu tư là Chủ tục Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc sẽ do người đứng đầu Chi nhánh phát triển quỹ đất phê duyệt nếu họ được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Bộ Y có kế hoạch đấu thầu gói thầu mua thuốc có các nội dung về hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu và phương pháp lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu, nguồn vốn ngân sách mua thuốc, số lượng, giá trị các mặt hàng thuốc đấu thầu. Vậy ai là người có trách nhiệm trình duyệt, thẩm định, phê duyệt nội dung văn bản kế hoạch đấu thầu, quyết định chỉ định thầu? Xin cám ơn công ty!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Nội dung văn bản kế hoạch đấu thầu đó là đúng nhưng chưa đầy đủ vì còn thiếu nội dung về kế hoạch, số lượng, giá trị các mặt hàng thuốc đấu thầu theo tên gốc trong gói thầu, thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu, loại hợp đồng đối với các mặt hàng thuốc, thời gian thực hiện hợp đồng.
Về trách nhiệm trình duyệt và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
– Chủ đầu tư trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
– Người có thẩm quyền giao tổ chức thẩm định tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
– Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
+ Việc phân chia dự án thành các gói thầu.
+ Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
+ Nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
+ Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.
– Tổ chức thẩm định đưa ra nhận xét chung về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và ý kiến thống nhất hay không thống nhất với đề nghị của chủ đầu tư đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp thống nhất thì đề nghị người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp không thống nhất phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này để trình người có thẩm quyền phê duyệt.
– Cá nhân tham gia tổ chức thẩm định phải có năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp và chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
– Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định đến người có thẩm quyền.
– Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22
Về trách nhiệm phê duyệt chỉ định thầu
Điều 7. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu, sau khi dự án được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án trong trường hợp đủ điều kiện.
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y sẽ là người phê duyệt chỉ định thầu.