Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện như thế nào trong các quy định về quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được thể hiện như thế nào trong các quy định về quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.”
Như vậy, khái niệm về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội dung đó là: vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển.
* Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản:
Bình đẳng trong tài sản đươc thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Quy định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong các hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng. Quy định này vừa để cho vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất,tạo thu nhập phát triển đời sống gia đình và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chống. Điều này cũng là nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình xây dựng kinh tế gia đình.
Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.
Tình nghĩa vợ chồng là cơ sở để gắn nghĩa vụ của vợ chồng với nhau nên vấn đề cấp dưỡng đặt ra bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong trường hợp ly hôn, quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nhưng luật vẫn quy định vợ, chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên kia nếu trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn và cần được cấp dưỡng (Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Đồng thời luật còn ghi nhận vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết hoặc bị
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, có thể thấy nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản được pháp luật ta đặc biệt chú trọng, tạo điều kiện, căn cứ để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là người phụ nữ, giúp cho hạnh phúc gia đình được duy trì.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình
– Sống chung với nhà chồng khi ly hôn có được chia tài sản không?
– Quyền của các đồng sở hữu đối với tài sản chung
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại