Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản?
Đánh cá trên biển là một nghề truyền thống lâu đời của bao thế hệ ngư dân Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện các hoạt động thuỷ sản trên vùng biển thuộc chủ quyền khai thác của Việt Nam. Hoạt động thủy sản chính là những hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các loại thủy sản. Trong quá trình thực hiện khai thác thủy sản các tổ chức, cá nhân sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản:
Tại Điều 7 Luật Thủy sản quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản như sau:
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xả chất thải không đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi các chủ thể thực hiện việc lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.
Như vậy, ta thấy rằng, trên đây là các hành vi cụ thể mà pháp luật Việt Nam nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Các cá nhân hay tổ chức nếu thực hiện các hành vi nêu trên thì căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi thì sẽ bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc ban hành các quy định cụ thể này cũng có ý nghĩa to lớn và nó đã góp vai trò quan trọng đối với việc thực hiện bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Ta nhận thấy, để nhằm mục đích có thể bảo vệ, hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản thì chúng ta sẽ cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được quy định tại Điều 52, Luật Thủy sản 2017 như sau:
– Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
– Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thủy sản 2017.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mỗi chúng ta đều biết rằng, nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nó đã góp phần quan trọng để tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trên đất nước, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống ở các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, có một thực tế đó là, tình trạng vi phạm về khai thác nguồn lợi thủy sản cụ thể như các hành vi sau: Đánh bắt cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy vực nội đồng và nhiều hành vi khác hiện vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Trong khi đó, việc phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái trên đất nước hiện vẫn còn nhiều hạn chế và những bất cập.
Các tỉnh, thành phố thực hiện việc quản lý nguồn lợi thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi, bảo đảm khai thác gắn với bảo vệ, tái tạo, từ đó cũng sẽ không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; bên cạnh đó thì cần xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, hỗ trợ cộng đồng các ngư dân ven biển. Cùng với đó là phát triển nghề cá đánh bắt xa bờ bằng các loại tàu có công suất lớn, hạn chế đánh bắt xa bờ bằng việc sử dụng tàu nhỏ đánh bắt gần bờ.
Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm mục đích để có thể thực hiện các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định mà bên cạnh đó nó còn góp phần tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng ngư dân sống dựa chủ yếu từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trong tương lai.
Pháp luật nước ta đã ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản để có thể thông qua đó bảo vệ quyền lợi của các chủ thể là các tổ chức, cá nhân khi các chủ thể đó tham gia vào việc khai thác thủy sản trên biển.