Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Người tố cáo viết đơn tố cáo xong có thể uỷ quyền cho người khác tham gia giải quyết tố cáo không?
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Người tố cáo viết đơn tố cáo xong có thể uỷ quyền cho người khác tham gia giải quyết tố cáo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi Luật Dương Gia một việc như sau: gần nhà tôi có hai gia đình xin được gọi là ông A và bà B. ông A là người thường xuyên rượu chè và hay chửi mắng hàng xóm xung quanh trong đó có nhà bà B (chửi bà B rất nhiều lần và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà B). vào một hôm cũng chửi như thế thì hai vợ chồng bà B có đánh ông A gãy ngón tay và cẳng tay. Hiện vụ việc này đang được công an huyện thụ lý giải quyết. Sau nhiều lần được công an triệu tập (theo nhận định của tôi thì bà B có phần đuối lý), bà B có viết
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Tại Điều 139 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau:
Điều 139. Đại diện
"1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này."
Điều 142. Đại diện theo ủy quyền
"1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản."
Căn cứ theo quy định trên thì bà B có quyền ủy quyền cho người thân trong gia đình nhân danh và vì lợi ích của mình để người đó xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Tại Thông tư 01/2006/TT-BCA có quy định:
"1.4. Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần."
>>> Luật sư tư vấn quyền và nghĩa vụ của người tố cáo: 1900.6568
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Khoản 3 Điều 50, Khoản 4 Điều 51, Khoản 3 Điều 52 Khoản 3 Điều 53, Khoản 2 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi bị triệu tập phải có mặt theo giấy triệu tập.
Không rõ Công an Huyện đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay chưa? Xác định địa vị pháp lý của bà B trong tố tụng hay chưa? Căn cứ theo các quy định trên nếu công an Huyện đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì trong trường hợp công an Huyện có triệu tập bà B thì bà B không được ủy quyền cho người khác mà bà B sẽ phải có mặt theo giấy triệu tập và bà B không được ủy quyền cho người khác.