Người thứ ba giữ tài sản thế chấp là ai? Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp? Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp?
Bên cạnh bên thế chấp tài sản và bên nhận tài sản, thì trong quan hệ thế chấp tài sản còn xuất hiện chủ thể khác đó chính là người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Đây là chủ thể xuất hiện khi có sự thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Vậy trong quan hệ hệ này, họ có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 102/2017/NĐ- CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm.
1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp là ai?
Thông thường tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Tuy nhiên, đối với một số loại tài sản khi bên thế chấp giữ thì bên nhận thế chấp không kiểm soát được nếu bên thế chấp định đoạt hoặc tài sản thế chấp phải bảo quản riêng… Trường hợp này các bên có thể thỏa thuận gửi người thứ ba giữ, người thứ ba là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015: “2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Bên cạnh đó có quan điểm cho rằng “người thứ ba giữ tài sản thế chấp” còn có thể là người đang thuê, mượn tài sản thế chấp, người đang giữ tài sản thế chấp theo hợp đồng gửi giữ được xác lập giữa họ vời bên thế chấp. Tuy nhiên, nếu người thứ ba giữ tài sản thế chấp là người đang thuê, mượn tài sản đó thì quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng thuê, mượn tài sản. Vì vậy, người thứ ba giữ tài sản thế chấp chỉ có thể là bên giữ tài sản trong hợp đồng được xác lập giữa họ với bên thế chấp hoặc theo thỏa thuận của hai bên trong quan hệ thế chấp.
Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp được quy định tại Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Tại Khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
” 1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trường hợp có thỏa thuận với bên thế chấp thì người thứ ba được phép khai thác công dụng của tài sản thế chấp. Nếu trong thời hạn gửi tài sản khi tiếp tục khai thác, sử dụng mà có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải dừng việc khai thác sử dụng tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, thì người thứ ba không được sử dụng tài sản. Trường hợp có thỏa thuận với bên thế chấp thì người thứ ba được sử dụng tài sản thế chấp trong thời hạn giữ tài sản, nhưng không được làm hư hỏng, giảm giá trị tài sản. Khi sử dụng tài sản, hoa lợi lợi tức thu được từ tài sản sẽ được xử lý theo thỏa thuận với bên thế chấp như hoa lợi thu được bù trừ vào tiền giữ tài sản hoặc hợp đồng giữ tài sản không có đền bù thì có thể cho phép người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản…
Trong thị trường dịch vụ gửi giữ phát triển ở mọi nơi như hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi hàng hóa của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, vì vậy hợp đồng gửi giữ thường có đền bù. Trường hợp người thứ ba không làm dịch vụ giữ tài sản, thì hợp đồng gửi giữ có đền bù hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu có thỏa thuận về thù lao giữ tài sản thì người thứ ba có quyền yêu cầu người gửi tài sản trả thù lao. Nếu trong thời hạn giữ tài sản mà người thứ ba phải chi phí cần thiết để bảo quản tài sản thì có quyền yêu cầu người gửi tài sản thanh toán. “
3. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Tại Khoản 2 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
“2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
b) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.’
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ của người giữ theo quy định của hợp đồng gửi giữ. Phải bảo quản tài sản không được làm hư hỏng, mất mát tài sản. Nếu vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, làm mất tài sản, giảm sút giá trị của tài sản thế chấp, thì phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ hoặc tài sản thế chấp bị xử lý, thì người thứ ba phải giao tài sản thế chấp cho bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp để xử lý tài sản.
Qua việc tìm hiểu quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp, ta thấy Bộ luật dân sự năm 2015 có một số điểm mới về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, trước đây theo quy định của
Điểm khác biệt cơ bản của biện pháp thu giữ tài sản thế chấp và truy đòi tài sản thế chấp chính là ở chủ thể bị thu giữ hoặc truy đòi tài sản thế chấp.
Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ – CP đã quy định, bên giữ tài sản thế chấp phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này, nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản thế chấp không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, bên nhận thế chấp có quyền bắt buộc, gây sức ép đối với bên đang giữ phải giao tài sản, đồng thời có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản thế chấp hỗ trợ để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản thế chấp trong việc thu giữ tài sản thế chấp. Theo quy định này, thì quyền thu giữ tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp được thực hiện với tất cả các chủ thể đang nắm giữ tài sản thế chấp bao gồm cả bên thế chấp và “ người thứ ba ” đang nắm giữ tài sản thế chấp.
Còn theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, quyền truy đòi tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp được thực hiện đối với người đã mua, đã nhận trao đổi tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Khoản 2 Điều 297 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền truy đòi tài sản thế chấp từ bất cứ người thứ ba nào của bên nhận thế chấp. “ Người thứ ba ” ở đây được hiểu là những người đã xác lập quyền lợi trên tài sản thế chấp trong thời điểm thế chấp đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm. Đăng ký là căn cứ để thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, tức là quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp đã được công bố công khai mà mọi chủ thể khác có thể yêu cầu được tra cứu, cung cấp thông tin về quyền này mà vẫn tiếp tục xác lập các giao dịch có đối tượng là tài sản thế chấp này thì phải xếp thứ tự ưu tiên sau bên nhận thế chấp và phải có nghĩa vụ giao tài sản thế chấp khi bên nhận thế chấp có yêu cầu.
Thứ hai, khoản 1 Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung quy định về quyền xử lý tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu theo cách, đó là : bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp thì cũng mặc nhiên có quyền thu giữ tài sản thế chấp. Khoản 5 Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn quy định bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, và người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý theo quy định. Nhưng nếu như, người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Tức là bên nhận bảo đảm không có quyền thu giữ tài sản bảo đảm như quy định trước đây trừ các trường hợp luật định.