Hợp đồng gia công là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công?
Trong khi xã hội ngày càng phát triển, chính vì vậy mà nhu cầu của còn người về việc sử dụng hàng hóa là rất lớn, cũng vì điều này mà các bên đã thỏa thuận với nhau để thực hiện việc gia công các sản phẩm để nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nhưng pháp luật đã dự liệu được về những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình các bên thực hiên về việc gia công nên đã có quy định về hợp đồng gia công và các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đó. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công được quy định như thế nào trong
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng gia công là gì?
Hiện này, xã hội ngày càng phát triển thì kèm theo đó là nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân ngày càng cao. Một cơ chế của thì trường đó là có cầu thì ắt sẽ có cung, chính vì thế mà việc đáp ứng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của của người dân, mọi người tích cực sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Bên cạnh đó thì họ tham gia vào quá trình trao đổi hàng hoá, mua sắm tư liệu sản xuất, dụng cụ gia đình hoặc dùng nguyên vật liệu của mình thuê người khác gia công sản phẩm theo mẫu mã thoả thuận. Trong đó thì, gia công được nhắc đến ở trên được xác định là một hình thức gia công trong thương mại, và gia công thương mại được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo công ăn việc làm thì việc gia công hàng hóa phải được xác lập thành một hợp đồng để đảm bảo các tiêu chí ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia và hợp đồng gia công. Trên cơ sở đó thì theo như quy định tại Điều 542 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm của hợp đồng gia công là: “Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công”.
Từ khái niệm nêu ở trên, thì có thể thấy một điều rằng hợp đồng gia công trong thương mại cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng gia công trong dân sự, cụ thể: Hợp đồng gia công trong thương mại được xác định là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và còn được biết đến là hợp đồng có tính đền bù. Trong đó:
Hợp đồng gia công trong thương mại là hợp đồng song vụ khi cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều có những quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Hợp đồng gia công trong thương mại la hợp đồng ưng thuận chỉ khi hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc gia công đó.
Hợp đồng gia công trong thương mại là hợp đồng có đền bù khi bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không được hiểu là không có đền bù.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi có việc giao kết hợp đồng thì sẽ được xác lập về quyền và nghĩa vụ của các bên, chính điều này sẽ giúp cho các bên đảm bảo về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giao kết hợp đồng để đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách thuận lợi tránh những rủi do không đáng có. Do đó, mà trong quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng dân sự nói chúng và quy định về quyền và nghĩa vụ hợp đồng gia công nói riêng được quy định trong Bộ luật này. Chính vì vậy mà để nhằm mục đích cung cấp các thông tin có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hợp đồng gia công thì trong mục 2 này tác giả sẽ nêu ra các quy định chi tiết về vấn đề này. Theo đó thì, trong hợp đồng gia công thì xác định quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công và bên nhận gia công, trong đó, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định tại Điều 544 và Điều 545 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên cạnh đó là quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và quy định này được quy định tại Điều 546 và Điều 547 Bộ luật này, cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền của bên đặt gia công được quy định cụ thể tại Điều 545 về quyền của bên đặt gia công, như sau:
“1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Song song và đi kèm với việc quy định về quyền thì trong hợp đồng gia công cũng có quy định về nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định tại Điều 544 về việc xác định nghĩa vụ của bên đặt gia công, cụ thể:
“1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận”.
Từ quy định này có thể nhận thấy một điều rằng pháp luật không có quy định bên đặt gia cồng phải là cá nhân hay tổ chức, chính vì vậy mà bên đặt gia công có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công. Chất lượng của nguyên vật liệu phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, trong trường hợp mà bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu chất lượng không đúng như thỏa thuận làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa thì bên nhận gia công theo như quy định của pháp luật hiện hành thì không chịu trách nhiệm về việc ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm do bên đặt gia công giao nguyên vật liệu chất lượng không đúng như thỏa thuận, bên cạnh đó, bên nhận gia công có thể yêu cầu bên đặt gia công gây thiệt hại phải bồi thường. Việc cung cấp nguyên vật liệu có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần nhưng phải đúng thời gian quy định. Không những thế mà pháp luật còn có quy định về bên đặt gia công có quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng để bảo đảm chất lượng hàng hóa gia công.
Bên cạnh những quy định về quyền thì bên đặt gia công cũng có định đình về việc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với những rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ theo như quy định tại khoản 2 Điều 550 Bộ luật dân sự năm 2015. Không những thế mà bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán hợp đồng đúng thời hạn và theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
Cùng với quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công thì pháp luật dân sự hiện hành cũng có quy định về bên nhân gia công cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để đảm bảo hợp đồng gia công được diễn ra một cách thuận lợi nhất có thể cho cả ha bên trong hợp đồng gia công, Chính vì vậy mà quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 546 và điều 547 như sau:
Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu cho mình đúng thời hạn, phương thức, địa điểm ghi trong hợp đồng. Theo như quy định tại Điều 547 quy định về quyền của bên nhận gia công
“1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận”.
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành cũng có quy định về nghĩa vụ kèm theo quyền trong hợp đồng gia công của bên nhận gia công. Do đó, theo như quy định tại Điều 546 quy định về nghĩa vụ của bên nhận gia công thì bên nhận gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Ngoài ra, bên nhận gia cồng phải có nghĩa vụ hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành sản phẩm, nếu có dư thừa nguyên vật liệu, bên nhận gia công phải trả lại cho bên đặt gia công hoặc các bên xử lí theo thỏa thuận
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ luật Dân sự ra đời nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của các bên khi đã thỏa thuận dưới quy định của pháp luật, một phần nào đó đã giải quyết được vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công, chính điều này đã đảm bảo việc các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình để đảm bảo tính công bằng trong hợp đồng. bên cạnh đó, thì quy định này cũng giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ ràng trong việc quản lý và giám sát khi các bên có vi phạm về nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.