Khái quát chung về cầm giữ tài sản? Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản? Các trường hợp chấm dứt cầm giữ tài sản?
Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự không còn là những quy định xa lạ đối với mỗi người tham gia vào các giao dịch dân sự. Bộ luật dân sự ra đời luôn tôn trọng ý chí tự định đoạt của các chủ thể nên biện pháp bảo đảm trước hết là những biện pháp do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận thì sẽ do pháp luật quy định nhằm mục đích để đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng, thực hiện giao dịch giữa các đối tượng tham gia giao dịch dân sự từ đó dự phòng rủi ro cho bên có quyền và hạn chế tranh chấp về sau. Một trong các biện pháp bảo đảm giao dịch dân sự theo quy định của
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về cầm giữ tài sản:
1.1. Cầm giữ tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 346
“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Từ định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, muốn xác định một biện pháp bảo đảm là cầm giữ tài sản thì cần phải có các yếu tố cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, việc các đối tượng cầm giữ tài sản phải xuất phát từ một hợp đồng song vụ. Theo quy định cúa pháp luật dân sự thì ta có thể hiểu hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau.
– Thứ hai, đối tượng của hợp đồng song vụ được xác định phải là tài sản. Với cách phân loại dựa theo đối tượng của hợp đồng giao kết giữa các bên thì hợp đồng có hai loại cụ thể là đó là:
+ Đối tượng là tài sản như
+ Đối tượng là công việc như hợp đồng gửi giữ, hợp đồng vận chuyển.
Chỉ các hợp đồng có đối tượng là tài sản thì bên có quyền mới có quyền nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ.
– Thứ ba, bên có quyền phải thực hiện việc chiếm giữ tài sản một cách hợp pháp. Hiện nay, việc chiếm giữ tài sản thông thường là do bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên có quyền hoặc là kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm giữ.
– Thứ tư, bên có nghĩa vụ có sự vi phạm hợp đồng đã giao kết trước đó.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền hay bên cầm giữ có quyền cầm giữ tài sản. Việc cầm giữ tài sản phát sinh ngay khi có sự vi phạm nghĩa vụ mà không cần có sự thỏa thuận giữa các bên.
1.2. Đặc điểm của cẩm giữ tài sản:
Cầm giữ tài sản có hai đặc điểm quan trọng cụ thể đó là:
– Đặc điểm đầu tiên vô cùng quan trọng đó là việc cầm giữ tài sản phát sinh không dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên bảo đảm. Việc cầm giữ tài sản phát sinh khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Cầm giữ tài sản là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự được pháp luật Việt Nam xây dựng nhằm mục đích chính là để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền. Đối với biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự này, pháp luật nước ta cho phép bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ mà không cần xem xét nguyên nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận. Việc bên có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ không được trái với các quy định của pháp luật.
– Một đặc điểm nữa đó là việc cầm giữ tài sản không có thời hạn. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 349 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định bên cầm giữ chỉ phải giao lại tài sản cầm giữ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ với mình. Hiểu một cách đơn giản hơn, việc cầm giữ tài sản không quy định thời hạn cụ thể mà kéo dài cho đến khi bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản:
Theo Điều 348 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì quyền của bên cầm giữ tài sản được quy định như sau:
“Điều 348. Quyền của bên cầm giữ
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bên cầm giữ có quyền:
– Bên cầm giữ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Tuy nhiên ngay cả khi không có biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản, bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Việc cầm giữ tài sản nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
– Bên cầm giữ có quyền thực hiện việc khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu bên có nghĩa vụ đồng ý. Bên cầm giữ không phải là chủ sở hữu của tài sản cầm giữ. Do vậy nếu muốn khai thác tài sản cầm giữ cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Quy định này nhằm giúp bên có nghĩa vụ tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ và giúp bên cầm giữ bù đắp những chi phí phát sinh trong quá trình cầm giữ tài sản, nhất là trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian dài.
– Bên cầm giữ có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ. Những tài sản cầm giữ có yêu cầu về bảo quản khác nhau. Pháp luật nước ta quy định có những tài sản chỉ phải bảo quản ở điều kiện thường, có nhưng tài sản phải bảo quản ở điều kiện đặc biệt và khi bên cầm giữ thực hiện việc bảo quản đó thì bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cho việc bảo dưỡng. Thông thưởng về bản chất thì việc bên cầm giữ bảo quản, giữ gìn tài sản của bên cầm giữ là thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ. Chính bởi vì vậy bên có nghĩa vụ phải thanh toán những chi phí này cho bên cầm giữ tài sản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Điều 349 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì bên cầm giữ tài sản có các nghĩa vụ sau:
” Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì bên cầm giữ có các nghĩa vụ:
– Bên cầm giữ có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn, không được thay đổi tình trạng tài sản cầm giữ, không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không được bên có nghĩa vụ đồng ý. Các nghĩa vụ này sẽ tương ứng với các quyền của bên cầm giữ.
– Bên cầm giữ có nghĩa vụ sẽ phải giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Đây là một nghĩa vụ quan trọng của bên cầm giữ tài sản. Pháp luật quy định bên có quyền cầm giữ tài sản để nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Và, khi nghĩa vụ đã được thực hiện bởi bên có nghĩa vu thì bên cầm giữ phải trả lại tài sản cho bên có nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
– Bên cầm giữ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài sản. Bên cầm giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản khi nhận được tài sản của bên có nghĩa vụ. Do vậy, nếu làm hư hỏng, giảm sút giá trị của tài sản thì bên cầm giữ phải bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ để tránh gây ảnh hưởng đến bên có nghĩa vụ. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi của bên có nghĩa vụ.
3. Các trường hợp chấm dứt cầm giữ tài sản:
Theo quy định tại điều 350 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cầm giữ tài sản chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
Việc bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế có thể do bên thứ ba đã chiếm giữ tài sản trái pháp luật hoặc bên cầm giữ không thực hiện quyền cầm giữ theo quy định của pháp luật nữa. Trong trường hợp khi tài sản bị chiếm giữ trái pháp luật, bên cầm giữ có quyền truy đòi tài sản đối với bên thực hiện chiếm giữ tài sản. Chính bởi vì thế mà khi bên cầm giữ không thực hiện quyền chiếm giữ thì chiếm giữ tài sản chấm dứt.
– Trường hợp thứ hai: Các bên thỏa thuận thay thế cầm cố bằng biện pháp bảo đảm khác.
Các bên tham gia giao dịch có quyền tự định đoạt về nội dung trong quan hệ hợp đồng miễn sao đúng quy định pháp luật. Các chủ thể có thể thỏa thuận bất cứ biện pháp bảo đảm nào mà pháp luật quy định để thay thế biện pháp cầm giữ.
– Trường hợp thứ ba: Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ thì mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã đạt được chính bởi vì thế nên cầm giữ tài sản chấm dứt.
– Trường hợp thứ tư: Tài sản cầm giữ không còn.
Bản chất của việc cầm giữ tài sản là việc bên có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ. Khi tài sản không còn thì cầm giữ đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Trường hợp thứ năm: Chấm dứt cầm giữ tài sản theo thỏa thuận của các bên.
Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các chủ thể tham giao vào các giao dịch dân sự. Tất cả các hợp đồng có hiệu lực pháp luật đều là hệ quả sự thỏa thuận cho dù sự thỏa thuận đó được thể hiện ở hình thức nào. Cũng chính bởi vì vậy mà biện pháp cầm giữ tài sản cũng có thể chấm dứt theo thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ.