Bên cho vay được hiểu là người có tài sản để chuyển giao cho bên vay. Và bản thân họ là người nắm giữ tài sản trong tay nên họ có nhiều ưu thế hơn bên vay.
Bên vay được hiểu là bên cần được sự giúp đỡ từ bên cho vay để đảm bảo cho nhu cầu, khó khăn trước mắt của mình và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận được tài sản đó và cũng từ thời điểm đó đã phát sinh các quyền năng bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó miễn sao bên vay sử dụng tài sản đó đúng mục đích và không trái các quy định của pháp luật.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất kỳ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian cụ thể và hợp lý.
Đối với hợp đồng vay có kì hạn thì nếu vay không có lãi thì bên vay cũng có quyền trả tài sản bất kỳ lúc nào nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian cụ thể và hợp lý; còn nếu vay có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn nếu không có thỏa thuận khác (Điều 478, “Bộ luật dân sự 2015”).
Tuy nhiên, đối với bên vay cũng sẽ có những nghĩa vụ nhất định quy định như sau: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý(Khoản 1,2 Điều 474, “Bộ luật dân sự 2015”)
Khi hết hạn hợp đồng, bên vay phải tư giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đã kí kết. Phải trả đủ tiền hoặc tài sản đã vay và tiền lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Nếu đối tượng hợp đồng là tài sản thì phải trả bằng tài sản cùng loại.
Nếu hợp đồng cho vay không kì hạn, khi bên cho vay yêu cầu trả nợ thì phải thực hiện hợp đồng trong thời gian thỏa thuận. Bên vay cũng có thể thực hiện hợp đồng bất cứ thời gian nào.Thời điểm này được coi là thời điểm chấm dứt hợp đồng được coi là thời điểm chấm dứt hợp đồng cho vay không kì hạn.Trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích vay, bên cho vay có quyền kiểm tra bên vay có thực hiện đúng mục đích vay không, nếu không đúng, bên cho vay có quyền hủy hợp đồng (Điều 475, “Bộ luật dân sự 2015”).Nếu hợp đồng có kì hạn mà bên vay trả nợ trước thời hạn thì phải trả toàn bộ nợ gốc và lãi của cả thời hạn vay trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 2, điều 478, BLDS).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp vay không có lãi mà bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả do quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu các bên có thỏa thuận.
Trong trường hợp vay có lãi, mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả thêm lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ cùng với nợ gốc.