Hợp đồng gia công là gì? Đối tượng hợp đồng gia công? Quyền và nghĩa vụ của bện nhân gia công? Trách nhiệm chịu rủi do? Gia công trong thương mại?
Hợp đồng gia công thể hiện sự thỏa thuận giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công hàng hóa đồ vật. Hiện nay việc cá nha, tổ chức về nhu cầu sử dụng của mình mà thực hiện việc đặt đồ gia công là rất phổ biến. Như vậy khi bên nhân gia công vì mục đích thu được lợi nhuận thì cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào? Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc cụ thể như sau:
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thương mại 2005.
1. Hợp đồng gia công là gì?
Hợp đồng gia công được quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Như vậy, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Mà theo đó thì bên nhận gia công thực hiện các hoạt động lao động theo chuyên môn của mình để tạo ra sản phẩm đúng theo hình dạng, khích thức và tiêu chuẩn chất lượng mà bên đặt gia công yêu cầu và điêu quan trọng là bên nhận gia công được bên đặt gia công trả tiền công khi hoàn thành xong công việc.
2. Đối tượng hợp đồng gia công
Đối tượng của hợp đồng gia công được quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể
“Điều 543. Đối tượng của hợp đồng gia công
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy những đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, hình dạng, khích thước, theo tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận trước đó hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Do đó, tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong từng hợp đồng gia công cụ thể thì đối tượng của hợp đồng gia công sẽ là một sản phẩm theo tiêu chuẩn có tính chất chung có sẵn hoặc một sản phẩm theo mẫu đã được bên nhân gia công làm ra.
3. Quyền và nghĩa vụ của bện nhân gia công
Theo quy định tại Điều 456 Bộ Luật Dân sự 2015, thì bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau:
“Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.”
Thứ nhất, bên nhân gia công phải bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp. Vì bên nhận gia công thực hiện hợp đồng gia công dựa trên những nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp chính vì thế nếu nguyên vật liệu mà bị bên nhận gia công làm hỏng thì mục đích của hợp đồng gia công này sẽ không thể nào đặt được. Ngoài ra, vị việc không bảo quản tốt nguyên vật liệu này dẫn đến bên đặt gia công sẽ bị thiệt hại về vật chất bên nhận gia công phải thực hiện việc bồi thường. Như vậy, bên nhận gia công phải thực hiện việc bảo quản nguyên vật liệu theo thỏa thuận của các bên.
Thứ hai, Nếu trong trường hợp bên nhận gia công không đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu sẽ dẫn đến không thể thực hiện được công việc được giao thì bên nhận gia công có trách nhiệm báo cho bên đặt gia công để thay thế nguyên vật liệu bị hỏng bằng nguyên vật liệu khác.
Thứ ba, bên nhận gia công cần thực hiện nghĩa vụ giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Theo như thường lệ thì quyền và lợi ích của bên này sẽ là lợi ích của bên còn lại, do đó việc bên nhận gia công thực hiện việc giao sản phẩm là để đáp ứng sự thỏa mãn về quyền của bên đặt gia công.
Thứ tư, bên nhận gia công tham gia hợp đồng gia công với bên đặt gia công thì bên nhân gia công phải thực hiện nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và thông tin của sản phẩm mà bên gia công đã tạo ra tạo ra.
Thứ năm, bên nhận gia công phải thực hiện nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mà bên này đã gia công. Có thể hiểu rằng, điều này là hoàn toàn phù hợp vì bên nhận gia công là bên tạo ra sản phẩm và không thể đẩy trách nhiệm cho bên đặt ra công được.
Thứ sáu, Bên nhân gia công sau khi hoàn thành xong quá trình gia công thì thực hiện việc hoàn trả lại nguyên vật liệu của bên đặt gia công nếu còn thừa thì bên nhận gia công có trách nhiệm hoàn trả là phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật dân sự.
Quyền của bên nhân gia công trong hợp đồng gia công được quy định tại Điều 547 Bộ luật Dân sự như sau:
“Điều 547. Quyền của bên nhận gia công
1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
Thứ nhất, Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận. Việc yêu cầu này để sản phẩm tạo ra đúng theo chất lượng trong hợp đồng đã thỏa thuận. Ngoài ra việc xác định thời gian là để đảm bảo việc giao nhận sản phẩm phù hợp với những kế hoạch làm việc của các bên để tránh gây tổn thất cho cả bên nhận và bên đặt gia công.
Thứ hai, Bên nhận gia công có quyền từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
Thứ ba, Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận. Nếu như trong trường hợp bên đặt gai công chậm thanh toán thì phải chịu trách nhiệm của mình trước quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Trách nhiệm chịu rủi do
Trách nhiệm rủi ro của bên nhận gia công sản phẩm được quy định tại Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 548. Trách nhiệm chịu rủi ro
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.”
Căn cứ theo quy định trên thì trách nhiệm chịu rủ ro trong hợp đồng gia công được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
Nếu không có thỏa thuận thì việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro trước khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của các vật liệu đó thì phải chịu rủi ro đối với nguyên liệu hoặc vật liệu được tạo ra từ nguyên liệu đó. Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm gia công thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ vật liệu của bên nhận gia công. Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đặt gia công.
5. Gia công trong thương mại
Căn cứ vào quy định tại Điều 178
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 182 Luật thương mại 2005 như sau:
“1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu”.
Điều 183 Luật Thương mại 2005 quy định:
“1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.”
Như vậy khi các bên thực hiện hợp đồng gia công thì cần phải tuân thủ các quyền của mình được nêu trong Bộ luật Dân sự, Đặc biệt là bên nhận gia công cần thực hiện việc gia công và bàn giao sản phậm của mình đúng theo sự thỏa thuận của các bên và nếu trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì thực hiện đúng theo quy định của pha[p luật hiện hành