Khái quát chung về gia công trong thương mại và hợp đồng gia công trong thương mại? Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công thương mại? So sánh quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại năm 2005?
Gia công trong thương mại là một trong các hoạt động thương mại diễn ra phổ biến ở Việt Nam, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta có khá nhiều kinh nghiệm trong việc gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài và hưởng các thù lao từ hợp đồng gia công đó và đặc biệt hoạt động gia công cũng nhằm hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất tới tay người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường, sự ra đời của các quy định pháp luật về gia công trong thương mại trên nền tảng hợp đồng gia công theo quy định của luật dân sự đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ gia công hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý về gia công trong thương mại, trong đó trọng tâm là quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công thương mại.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương
1. Khái quát chung về gia công trong thương mại và hợp đồng gia công trong thương mại?
Theo cách hiểu thông thường, gia công có thể được hiểu sơ khai nhất là việc bỏ công sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu hay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó.
Gia công trong thương mại được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.” (Theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại)
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của gia công trong thương mại như sau:
Thứ nhất, gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, hoạt động thương mại được hiểu hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, việc thực hiện hoạt động gia công phải mang lại lợi ích về kinh tế, đặc biệt là “sinh lợi”.
Thứ hai, chủ thể của gia công trong thương mại bao gồm hai chủ thể chính là bên nhận gia công và bên đặt gia cộng, đây là hai chủ thể tồn tại và thiết lập nên hợp đồng gia công, phát sinh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, nội dung thực hiện gia công là thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu và được nhận thù lao từ phía đặt gia công. Chính từ việc được nhận thù lao làm cho gia công mang đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động thương mại.
Gia công trong thương mại chỉ thực sự phát sinh khi giữa các chủ thể thiết lập hợp động gia công, theo đó, hợp đồng gia công thương mại được hiểu dựa trên khái niệm gia công trong thương mại và khái niệm hợp đồng, cụ thể:
“Hợp đồng gia công thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả thù lao.” Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công thương mại?
Nhằm điều chỉnh hành vi của các bên trong hợp đồng gia công thương mại nói riêng và gia công trong thương mại nói chung, Luật Thương mại hiện hành và các văn bản hướng dẫn liên quan đã quy định về quyền và nghĩa vụ của một cách cụ thể, tuy nhiên trong mục 2 này, tác giả chỉ tập trung vào quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công, theo đó tại Điều 181 quy định bên đặt gia công có quyền và nghĩa vụ:
Một là, Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận. Gắn với quyền và nghĩa vụ này, bên nhận gia công có quyền và nghĩa vụ cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
Hai là, nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ba là, bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
Bốn là , cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
Năm là, chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Bên đặt gia công thực chất là chủ thể một khoản tiền để “thuê” một chủ thể khác thực hiện hoạt động gia công khi họ không thể tiến hành hoặc tiến hành không hiệu quả hoạt động gia cộng. Các thức quy định như trên thực tế mang tính đối ứng giữa quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công và bên nhân gia công và đặt tôn trọng ý chí thông qua thỏa thuận lên hàng đầu. Các quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công xuất phát từ tư cách là chủ sở hữu của hàng hóa gia công, có mọi quyền của một chủ sở hữu (bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công) đối với hàng hóa và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó.
Trên cơ sở quy định về quyền và nghĩa vụ tại Luật thương mại, tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong gia công hàng hóa có yêu tố nước ngoài, cụ thể bên đặt gia công là doanh nghiệp nước ngoài.
Bên canh các quyền và nghĩa vụ cơ bản theo điều 181: Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công; Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này; Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa. Thì bổ sung thêm hai quyền và nghĩa vụ khác là tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết; Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Trong mối tương quan giữa hai điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công cho thấy quy định tại Điều 181 là nền tảng cho quy định tại Điều 42 Nghị định 69/2018, tại điều 42, quy định có phần mở rộng hơn trong điều kiện chủ thể đặc biệt có yếu tố nước ngoài, sự quy định thêm các quyền và nghĩa vụ cho chủ thể này nhằm đảm bảo được tính nghiêm ngặt, chặt chẽ trong hoạt động gia công ở nước ta.
3. So sánh quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại năm 2005?
Quy định về gia công hay hợp đồng gia công đều được Bộ luật dân sự và Luật thương mại nhắc đến. Với vai trò là “luật nền” cho các mọi văn bản pháp luật có tính dân sự khác, các quy định về hợp đồng gia công tại Bộ luật dân sự là cơ sở, nền tảng để xây dựng nên quy định về gia công trong thương mại.
Phạm vi điều chỉnh của hợp đồng gia công theo quy định của Bộ luật dân sự hoạt động cung ứng dịch vụ với các chủ thể là các cá nhân, tổ chức và thường không mang tính chất lớn. Còn đối với gia công trong thương mại,chủ thể đặt gia công và nhận gia công thường là thương nhân. Chỉ khi không có pháp luật điều chỉnh, thì mối quan hệ giữa thương nhân và thương nhân mới cần sự can thiệp của Bộ luật dân sự.
Về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật dân sự quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công tách riêng bởi hai điều luật là Điều 544 và Điều 545, điều này dễ dàng hơn để phân biệt đâu là quyền và đâu là nghĩa vụ của bên đặt gia công. Đối với Luật thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định trong cùng một điều luật là điều 181, tính phân định giữa quyền và nghĩa vụ không mang tính phân biệt quá nhiều.
Về nội dung quyền và nghĩa vụ, bên cạnh các quy đinh về quyền và nghĩa vụ tương đương nhau như: Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công; Trả tiền công theo đúng thỏa thuận; Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận. Bộ luật dân sự còn quy định thêm về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại có sự tương đồng và khác biệt, tuy nhiên như đã khẳng định trước đó các quy đinh của Bộ luật dân sự là nền tảng để xây dựng nên các Luật “con”, do đó xét về nguyên tắc,quy định của Bộ luật dân sự hoàn toàn có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định (ít nhất là về tinh thần của điều luật).