Hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba? Quyền từ chối của người thứ ba trong quan hệ hợp đồng dân sự?
Trong quan hệ dân sự, hiện nay việc giao kết xác lập giao dịch hợp đồng đã được phổ biến rất rộng rãi dưới nhiều lĩnh vực khác nhau và thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng đa dạng hơn. Có thể thấy, ngoài giao dịch hợp đồng giữa hai bên thì còn có một loại hợp đồng khác nữa là hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba. Đây là hợp đồng phát sinh quyền hưởng lợi cho người thứ ba mà người đó không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào.
1. Hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 402
Theo đó, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba mang những đặc tính sau:
Thứ nhất, là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không chỉ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho chính các bên trong hợp đồng mà còn làm cơ sở làm phát sinh quyền và lợi ích cho người thứ ba.
Thứ hai, người thứ ba hưởng lợi ích từ hợp đồng trong phạm vi các điều kiện do hợp đồng quy định. Theo đó, họ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, có quyền từ chối hưởng lợi ích và cho phép các bên trong hợp đồng sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng.
Thứ ba, người thứ ba phải là một người được xác định rõ trong hợp đồng. Đây cũng là một trong những dấu hiệu người thứ ba được hưởng lợi, Họ không nhất thiết phải đang tồn tại vào thời điểm hợp đồng được xác lập mà chỉ cần được xác định về mặt đặc tính hay những thông tin nhất định.
Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba trong hợp đồng
Lấy căn cứ Điều 415, Điều 416
Ngoài ra, bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Như vậy, khác với các quan hệ hợp đồng dân sự được thực hiện với quyền và nghĩa vụ chỉ thực hiện đối với hai bên tham gia, không làm phát sinh thêm nghĩa vụ nào khác nữa thì đối với hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba thì nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lại phải đảm bảo thực hiện để người thứ ba được hưởng lợi ích từ nghĩa vụ đó.
2. Quyền từ chối của người thứ ba trong quan hệ hợp đồng dân sự?
Quyền từ chối của bên thứ ba xuất hiện trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo đó, Điều 416
“Điều 416. Quyền từ chối của người thứ ba
1. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải
2. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Từ nội dung quy định tại điều luật này có thể tìm hiểu một số nội dung như sau:
Trên thực tế, không phải bất kỳ hợp đồng nào được hình thành cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của các bên trong hợp đồng, mà có trường hợp hợp đồng được ký kết nhằm phục vụ cho lợi ích của bên thứ ba. Tuy nhiên, đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì ngoài hai bên trong quan hệ hợp đồng thì trong hợp đồng này có thêm mối quan hệ pháp lý với người thứ ba.
Quyền từ chối của bên thứ ba được hiểu là quyền từ chối lợi ích của mình phát sinh từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Vì hợp đồng được giao kết giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ, theo đó bên có quyền tham gia hợp đồng để đem lại lợi ích cho bên thứ ba, trường hợp này bên thứ ba và bên có quyền có thể có thỏa thuận từ trước, nhưng cũng có thể bên thứ ba hoàn toàn thụ động. Do đó, pháp luật quy định quyền từ chối của của bên thứ ba là trao cho họ quyền được thể hiện ý chí tự do của mình.
Bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không phải chủ thể của quan hệ hợp đồng, mà chỉ đơn thuần là chủ thể hưởng lợi từ hợp đồng, chủ thể của hợp đồng vẫn là hai bên tham gia giao kết. Người thứ ba trong hợp đồng được hưởng lợi ích từ hợp đồng, đồng thời không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào phát sinh trong hợp đồng mà người thực hiện nghĩa vụ vẫn chính là người giao dịch. Chính vì vậy, họ có quyền tiếp nhận hoặc từ chối lợi ích của mình. Bên thứ ba có quyền từ chối lợi ích của mình trước hoặc sau khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đều được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Từ nội dung quy định trên thì quyền từ chối lợi ích của người thứ ba được phân loại theo 02 trường hợp đó là:
– Trường hợp 1: Bên thứ ba từ chối lợi ích trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Các bên thỏa thuận xác lập hợp đồng với nhau, theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng với bên thứ ba. Nhưng trường hợp bên thứ ba không mong muốn nhận lợi ích đó thì có thể từ chối. Nếu việc từ chối diễn ra trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không cần phải thực hiện nghĩa vụ nữa. Bên có nghĩa vụ có trách nhiệm phải
Ví dụ: trường hợp thỏa thuận giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, theo đó bên có nghĩa vụ chở người hưởng lợi ích là người thứ ba phát sinh đi đến sân bay. Tuy nhiên, vì có việc đột xuất nên người hưởng lợi ích không đi như dự kiến nên đã từ chối việc được người có nghĩa vụ chở đi. Trong trường hợp này người có nghĩa vụ không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nữa vì nếu tiếp tục thực hiện thì sẽ không có người tiếp nhận, và phải thông báo cho bên có quyền biết điều này. Từ đó, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ.
– Trường hợp 2: Bên thứ ba từ chối lợi ích sau khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Sau khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, bên thứ ba vẫn có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó. Vì nghĩa vụ đã được thực hiện nên bên có nghĩa vụ vẫn được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Vì nghĩa vụ đã hoàn thành, bên có quyền cũng vẫn phải thực hiện cam kết với bên có nghĩa vụ nên hợp đồng không thể hủy bỏ, các bên không thể trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, lợi ích phát sinh từ hợp đồng sẽ thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, thông thường đó chính là bên có quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, vì bên có quyền còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ nếu có thiệt hại xảy ra hoặc chi phí phát sinh thêm.
Ví du: hai bên thỏa thuận mua một chiếc bình cổ và yêu cầu bên có nghĩa vụ vận chuyển đến nhà cho người thứ ba – người được hưởng lợi ích. Theo đó, khi người có nghĩa vụ vận chuyển chiếc bình đó đến nhà người hưởng lợi ích, thì người hưởng lợi ích này không không nhận do đó, người thực hiện nghĩa vụ lại phải vận chuyển chiếc bình về. Lúc này, chi phí cho việc vận chuyển chiếc bình về vì người hưởng lợi không nhận được xem là chi phí phát sinh không nằm trong thỏa thuận ban đầu, nên bên có quyền phải thanh toán chi phí này cho bên thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, từ nội dung trên có thể thấy, lợi ích của người thứ ba được phát sinh khi hai bên thực hiện hợp đồng dân sự, bên có quyền và nghĩa vụ vẫn phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong nội dung hợp đồng và người được hưởng lợi ích thì không cần phải hoàn thành bất cứ một nghĩa vụ nào đó. Đối với lợi ích được hưởng thì người hưởng có quyền từ chối nhận và điều này phải được cả bên có quyền được biết.