Quyền quản lý, sử dụng tài sản thế chấp của bên thế chấp. Quyền quản lý, sử dụng tài sản thế chấp bao gồm những quyền nào?
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tức là trong quá trình thế chấp tài sản, chừng nào chưa xử lí tài sản thế chấp thì bên thế chấp vẫn có quyền quản lý và sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp tài sản do bên thứ ba giữ theo ủy quyền của bên thế chấp hoặc theo quy định của hợp đồng, giao dịch giữa bên thứ ba và bên thế chấp.
Quyền quản lý, sử dụng tài sản thế chấp của bên thế chấp bao gồm:
– Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận.
– Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
– Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải
– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
>>> Luật sư
Tuy nhiên, các quyền này cũng bị hạn chế bởi một số nghĩa vụ của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp và quyền của bên nhận thế chấp như sau:
– Bên thế chấp tài sản phải giữ gìn, bảo quản tài sản thế chấp.
– Bên thế chấp phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
– Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
– Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhưng được bên nhận thế chấp đồng ý.
Qua đó có thể thấy rằng, trong quan hệ bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, bên thế chấp vẫn còn được hưởng hầu hết các quyền cơ bản đối với tài sản của mình, có thể bị hạn chế nhưng cũng không phải là quá nhiều. Biện pháp thế chấp có thể coi là biện pháp mang đến lợi ích nhiều nhất cho bên thế chấp còn đối với bên nhận thế chấp thì tỉ lệ rủi ro lại khá lớn.