Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo. Quy định quyền nhân thân trong "Bộ luật dân sự 2015".
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Tính tự nhiên cho thấy quyền con người là đặc quyền vốn có của con người, những quyền này lại bị chi phối và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, bị chi phối bởi trình độ phát triển của xã hội làm cho nội dung quyền nhân thân chứa đựng tính đặc thù, gắn liền với lịch sử phát triển truyền thống của mỗi quốc gia. Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo, quyền nhân thân có những liên hệ nhất định.
Ở Việt Nam, quyền nhân thân được quy định từ điều 24 đến Điều 51 của “Bộ luật dân sự năm 2015”. Điều 24 “Bộ luật dân sự năm 2015” đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhân thân:
“Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, có thể hiểu Quyền nhân thân được hiểu là một phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình hoặc Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức, thì quyền nhân thân được xem như là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người, làm cơ sở cho những quy phạm xã hội. Trong đó nội dung cơ bản của quyền nhân thân là tinh thần nhân đạo và sự tôn trọng nhân phẩm con người, là những giá trị vốn có và bình đẳng đối với tất cả mọi người. Sự tôn trọng phẩm giá của con người có nghĩa rằng ở mỗi người đều có quyền được đảm bảo những điều kiện tối thiểu để sống, mà nếu thiếu nó chúng ta không thể sống như một con người, cùng với tự do là những cái vốn có của mỗi con người ngay từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Các quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người từ khi sinh ra đã có. Với quan niệm này thì các quyền con người là không thể tước bỏ được vì nó mang tính tự nhiên, bản chất của con người, tước bỏ nó là tước bỏ phẩm giá con người và là sự huỷ diệt con người. Nhận định về giá trị của quyền nhân thân như vậy mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công, bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người. Đây là di sản chung của toàn nhân loại về nhân quyền, không phân biệt chế độ chính trị và văn hóa. Những giá trị nhân đạo này là cơ sở tư tưởng quan trọng nhất cho các tuyên ngôn, Công ước quốc tế về quyền con người vì đó là nguyện vọng, ý chí chung của toàn thể loài người. Bộ luật dân sự năm 2005 lần đầu tiên đưa vào một số quyền nhân thân liên quan tới đạo đức sinh học đó là các quyền: quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33), quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết( Điều 34), Quyền nhận bộ phận cơ thể( Điều 35), quyền xác định lại giới tính( Điều 36).
>>> Luật sư
Dưới góc độ tôn giáo, Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Chính sách tôn giáo của nước ta được xây dựng một mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ Luật dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn một mặt tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định rõ ràng hơn, thông thoáng hơn và cởi mở hơn. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin của mình; được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo; tín ngưỡng hay không tín ngưỡng là sự lựa chọn tự do của con người, bởi vì tôn giáo là niềm tin và tồn tại như một nhu cầu tinh thần của quần chúng. Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tự do tôn giáo luôn luôn rõ ràng và phân minh. Một mặt Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác lại nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục.
Quyền nhân thân được xem như là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người, làm cơ sở cho những quy phạm xã hội. Trong đó nội dung cơ bản của quyền nhân thân là tinh thần nhân đạo và sự tôn trọng nhân phẩm con người, là những giá trị vốn có và bình đẳng đối với tất cả mọi người. Sự tôn trọng phẩm giá của con người có nghĩa rằng ở mỗi người đều có quyền được đảm bảo những điều kiện tối thiểu để sống, mà nếu thiếu nó chúng ta không thể sống như một con người, cùng với tự do là những cái vốn có của mỗi con người ngay từ khi sinh ra cho đến khi qua đời.