Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội bao gồm những quyền sau: Quyền đối với Quốc tịch; Quyền đối với bí mật đời tư; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. (Điều 37 Bộ luật dân sự)
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
+ Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một người được hình thành từ những hành động và cách cư xử, từ công lao và thành tích.
+ Nhân phẩm là phẩm giá của con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách một con người
+ Uy tín là giá trị về mặt đạo đức, tài năng (được công nhận ở một cá nhân), những giá trị tốt đẹp (tổ chức đạt được) thông quan hoạt động thực tiễn của mình mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Khi quyền trên bị xâm hại thì tự bảo vệ là biện pháp đầu tiên mà các chủ thể áp dụng. Khi quyền này bị xâm hại thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn tại, phát triển của người bị xâm hại nên pháp luật luôn có những biện pháp trừng trị đối với người phạm tội. Những hình phạt đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong “Bộ luật hình sự 2015” (Tội làm nhục người khác Điều 121, Tội vu khống Điều 122, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Điều 235…).
- Quyền đối với bí mật đời tư (Điều 38 Bộ luật dân sự)
Theo Điều 38 quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Các trường hợp người đó chế, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười năm tuổithì phải phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện đồng ý trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bảo vệ bí mật đời tư được quy định trong Bộ luật Hình sự (Điều 125).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Quyền bí mật đời tư cũng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác: Điều 73 Hiến pháp 1992; Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46). Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào? Quyền bí mật đời tư có liên quan đến nhiều quyền nhân thân khác như quyền tự do thông tin nên nếu pháp luật không đưa ra những quy định xác định rõ ràng những khái niệm thì việc bảo vệ bí mật đời tư, xử lý các trường hợp xâm phạm không khỏi dẫn đến tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh.
- Quyền đối với Quốc tịch (Điều 45 Bộ luật dân sự).
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ của cá nhân đối với Nhà nước làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Một cá nhân được coi là công dân của một nước khi mang quốc tịch của nước đó. Quyền có quốc tịch là quyền hiến định.
Điều 45 BLDS:
“Cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận , thay đổi, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.”
Những quy định về việc thay đổi, công nhận, thôi quốc tịch Việt nam được quy định Luật quốc tịch.