Tiền sử dụng đất là gì? Đối tượng thu tiền sử dụng đất? Những trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất? Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm
Hiện nay do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng cao, với các mục đích sử dụng khác nhau, pháp luật có quy định về việc thu tiền sử dụng đất với các đối tượng theo quy định và với các mức thu khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Việc thu tiền sử dụng đất phải dựa trên các quy định về trình tự và thủ tục. Vậy để hiểu thêm về Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
Luật Đất đai 2013
Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất
Dịch vụ Luật sư
1. Tiền sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Theo đó, có thể thấy tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi:
– Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất có nguồn gốc không phải là đất được Nhà nước giao, cho thuê).
Như vậy, Tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất được hiểu đơn giản thì đó đều là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất nhưng khác nhau ở chỗ đó là Tiền sử dụng đất là số tiền phải trả cho Nhà nước và chỉ thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp trên, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp, còn thuế sử dụng đất là khoản nộp vào ngân sách nhà nước và nộp hàng năm theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện thu tiền sử dụng đất cần tuân thủ và thực hiện trung thực khách quan theo quy định của pháp luật đề ra. Ngoài ra thì Thu tiền sử dụng đất phải dựa theo các căn cứ để xác định đối tượng sử dụng để tính tiền sử dụng đất
2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất
Tại Điều 2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất quy định:
1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
2. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa trong các trường hợp sau:
a) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa;
b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất;
c) Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất;
d) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
Theo căn cứ như trên có thể thấy pháp luật đã có các quy định chi tiết và cụ thể đối với vấn đề thu tiền sử dụng đất. đối với các trường hợp Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích, hay Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài theo quy định, đây là 3 trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật với các mức cụ thể do pháp luật đề ra
Như vậy đối với việc thực hiện đóng tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật các chủ thể có thể thông qua quy định mà pháp luật đề ra mà tính tiền sử dụng đất dựa trên Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất hay dựa trên quy định Mục đích sử dụng đất tùy theo các trường hơp khác nhau hay Căn cứ theo Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được quy định cụ thể để có thể ước tính được số tiền sử dụng đất phải đóng để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của người đóng tiền sử dụng đất theo đúng quy định mà pháp luật đề ra
Ví dụ cụ thể như: Hộ gia đình anh A có nhiều thửa đất trong phạm vi của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì hộ gia đình anh A đó được cộng dồn diện tích đất của các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở nhưng tổng diện tích đất lựa chọn không vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nơi lựa chọn theo quy định của pháp luật
Cũng theo đó nếu Hộ gia đình, cá nhân không trung thưc thì học phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, và sự chính xác của việc kê khai diện tích thửa đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở được áp dụng tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp nếu bị phát hiện kê khai gian lận sẽ bị truy thu nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp
3. Những trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất?
Trường hợp 1: Không phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng)
Trường hợp 2: Không phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Trường hợp 3: Không phải nộp khi được Nhà nước giao đất.
Theo đó nếu thuộc một trong các trường hợp theo quyd dịnh được nêu như trên thì các chủ thể sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất the quy định của pháp luật
4 Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm
Tôi có một câu hỏi như sau: Tôi có thuê một mảnh đất của Nhà nước trong thời hạn 30 năm, trả tiền hàng năm, được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi xin hỏi là Tôi có thể thế chấp hay không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
– Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
– Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
– Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
– Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
Theo quy định nêu trên, khi được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, bạn chỉ được quyền thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê và không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê đó.