Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo? Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Trong xã hội ngày càng tiến bộ về cả tư tưởng đến các trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện này, vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay của các cặp vợ chồng không thể tự mình thực hiện việc sinh con thì thường tìm đến việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Do đó,
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã đưa ra định nghĩa về khái niệm nuôi con nuôi là: “nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Đồng thời thì vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và việc thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi đã thỏa thuận thành công thì phải được lập thành văn bản. Bên nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 95 của Luật này. Đó là:
“2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
Từ những quy định nêu ở trên vì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Pháp luật hiện hành cũng chưa có các quy định về vấn đề mang thai hộ vì mục đích thương mại để nhằm mục đích lợi nhuận trong quá trình mang thai hộ, mà hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại còn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vởi vì, quá trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những giải pháp giúp các cặp vợ chồng thực hiện được thiên chức làm cha mẹ của mình. Chính vì thế mà một trong những điều kiện của vợ chồng nhờ người mang thai hộ là giữa họ đang không có con chung. Theo khoản 1 Điều 88 của Luật này, “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Như vậy, con chung của vợ chồng được hiểu là con do người vợ trực tiếp sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Điều đó đồng nghĩa, dù đã nhận con nuôi, nhưng nếu đáp ứng các điều kiện khác nêu trên, vợ chồng em gái bạn vẫn có quyền nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, hai bên phải thỏa thuận, bao gồm các nội dung như thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ, cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ, việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan, trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không cấm các cặp vợ chồng có thể thực hiện bằng kỹ thuật mang thai hộ theo quy định của Luật này để giải quyết được các vấn đề mà các chủ thể không thể tự mình thực hiện việc mang thai. Do đó, con được sinh ra bằng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Kể từ thời điểm hai bên có thỏa thuận về việc nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ. Ngược lại, giữa con được nhận mang thai hộ sẽ phát sinh các quyền, nghĩa vụ đối với cha, mẹ và các thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Chính vì thế, quyền và nghĩa vụ củ bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung bao gồm:
“Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con”.
Từ quy định trên, có thể thấy rằng tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ. Đồng thời tại khoản 2 Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tiếp tục quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ. Có thể nhận thấy, quy định về thời điểm phát sinh chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp lý, một mặt bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe của đứa trẻ từ khi còn là bào thai cho đến khi sinh ra, bảo đảm đứa trẻ nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ hai bên trong quan hệ mang thai hộ, mặt khác bảo vệ quyền lợi, sức khỏe sinh sản cho người phụ nữa mang thai hộ.
Khoản 4 Điều 97 Luật HNGĐ quy định: Quy định này phù hợp với điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ của bên mang thai hộ, cũng như sự an toàn và phát triển của thai nhi. Bởi vì, trên thực tế, nếu người mang thai hộ không thực hiện thăm khám thường xuyên, không phát hiện ra những dị tật của thai nhi hoặc phát hiện ra thai nhi dị tật mà cơ sở y tế chỉ định dừng việc mang thai, bên nhờ mang thai hộ cũng đồng ý chấm dứt quá trình mang thai nhưng bên mang thai hộ theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề các bên phá vỡ thỏa thuận và không thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên mang thang hộ cần phải làm trong thời kỳ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như đã được nêu ra ở trên.