Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Biểu mẫu » Mẫu đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chi tiết nhất

Biểu mẫu

Mẫu đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chi tiết nhất

Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất là gì?
  • 08/04/202108/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    08/04/2021
    Biểu mẫu
    0

    Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất là gì? Khi nào viết báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo? Mẫu đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chi tiết nhất? Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo? Điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo?

    Tải về và hướng dẫn soạn thảo Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    • 1 1. Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất là gì?
    • 2 2. Khi nào viết báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo?
    • 3 3. Mẫu đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất
    • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chi tiết nhất
    • 5 5. Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
    • 6 6. Điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
      • 6.1 6.1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
      • 6.2 6.2. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động
      • 6.3 6.3. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài
      • 6.4 6.4. Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    Khám bệnh, chữa bệnh là một hoạt động thiện nguyện nhân đạo. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được quy định cụ thể tại Thông tư 30/2014/TT-BYT. Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là gì? Cần đảm bảo những điều kiện gì để tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo sẽ được Luật Dương Gia đề cập trong bài viết dưới đây:

    1. Đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất là gì?

    Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động KBCB và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là đoàn do các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức hoặc chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tổ chức hoạt động KBCBNĐ.

    Đơn báo cáo kết quả khám chữa bệnh nhân đạo được dùng khi các tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành quá trình khám chữa bệnh nhân đạo và thông báo kết quả cho các cấp có thẩm quyền.

    2. Khi nào viết báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo?

    – Khi hoàn thành xong hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo

    – Khi có yêu cầu từ cấp có thẩm quyền về việc báo cáo kết quả hoạt động khám chữa bênh nhân đạo

    3. Mẫu đơn báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo mới nhất

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —————

    (Địa danh), ngày ….. tháng …. năm 201…

    BÁO CÁO KẾT QUẢ

    KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

    Phần I. Thông tin chung

    1.Địa điểm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (12): ……

    2.Thời gian từ ngày ……. tháng ……. năm ……. đến ngày ……. tháng ……. năm ……

    3.Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: …….

    4. Nguồn kinh phí (13): …….

    Phần II. Tổ chức thực hiện

    1. Tổng số người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận (ghi cụ thể theo từng nhóm đối tượng hành nghề: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, y sỹ, dược sỹ, dược tá, kỹ sư trang thiết bị…… )

    STT Họ và tên Số chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (của Việt Nam hoặc được Chính phủ Việt Nam thừa nhận) Phạm vi hoạt động chuyên môn Thời gian đăng ký tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Vị trí chuyên môn
    1
    2
    …

    Phần III. Danh mục thuốc và trang thiết bị y tế đã dùng

    1. Danh mục thuốc đã dùng:

    STT Tên hoạt chất (nồng độ/hàm lượng) Tên thương mại Đơn vị tính Số lượng Nơi sản xuất Số đăng ký Hạn dùng
    1
    2
    …

    2. Danh mục trang bị đã sử dụng:

    STT Tên thiết bị Ký hiệu (model) Nước sản xuất Năm sản xuất Tình trạng hoạt động Số giờ
    (ca, lượt…) đã hoạt động
    1
    2
    …

    Phần IV. Kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    1. Số lượng người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:

    STT Tên người bệnh Chẩn đoán Hướng điều trị
    1
    2
    …

    2. Tổng số kỹ thuật chuyên môn đã thực hiện:

    STT Tên kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế Số lượng Ghi chú
    1
    2
    …

    3. Các tai biến, tai nạn xảy ra (nếu có):

    STT Tên người bệnh Ghi cụ thể tai biến, tai nạn Phương án xử lý
    1
    2
    …

    4.Đánh giá chung: ……

    5.Đề xuất, kiến nghị: ……

    XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (14)

    THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

    4. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết quả khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chi tiết nhất

    Phần thông tin chung:

    Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc địa điểm khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    Phần danh mục thuốc và trang thiết bị y tế đã dùng: Ghi rõ nguồn kinh phí của tổ chức, tổ chức theo đúng văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính.

    Phần kết quả khám, chữa bệnh nhân đạo: Ghi danh sách tên người bệnh và phương án chữa trị theo các tiêu chí trong bảng.

    Mục xác nhận: Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có con dấu

    5. Hình thức tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    – Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức theo một trong các hình thức sau đây:

    + Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;

    + Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị y học cổ truyền;

    + Nhà hộ sinh;

    + Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm;

    + Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

    – Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước.

    – Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài.

    – Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.

    – Cá nhân trong nước hoặc nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    6. Điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    6.1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    – Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự, trang thiết bị y tế tương ứng với hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2011/TT-BYT) được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động.

    – Biển hiệu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ghi rõ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    – Có văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    6.2. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động

    – Điều kiện về cơ sở vật chất:

    + Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

    + Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Có nơi tiếp đón, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), buồng cấp cứu – lưu bệnh;

    + Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

    + Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khắc phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    – Điều kiện về nhân sự:

    Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    + Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là chứng chỉ hành nghề) với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;

    + Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền.

    + Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;

    + Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.

    – Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:

    + Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

    + Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.

    6.3. Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài

    Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài khi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, ngoài việc đáp ứng các điều kiện hoạt động như đoàn khám chữa bệnh trong nước còn phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BYT: “Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài” sau đây:

    – Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    + Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

    + Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

    – Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Thành viên của đoàn nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

    6.4. Điều kiện cho phép đối với cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

    – Điều kiện về cơ sở vật chất:

    Trường hợp cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì địa điểm nơi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Có nơi đón tiếp người bệnh, buồng khám bệnh chuyên khoa hoặc phòng tiêm chích, thay băng đối với dịch vụ tiêm chích, thay băng;

    + Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

    + Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    – Điều kiện về nhân sự:

    Cá nhân là người trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

    – Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:

    + Có đầy đủ dụng cụ y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cá nhân trong nước, nước ngoài đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    + Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ tem mác rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.

    – Phạm vi hoạt động chuyên môn:

    Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề được cấp và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật mà cá nhân trong nước, nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.

    Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.

    Nếu cá nhân trong nước, nước ngoài thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 5.322 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược theo Bộ luật hình sự

    Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược là gì? Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?

    Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

    Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ (Defying order for enlistment of military reserve force members) là gì? Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?

    Cấu thành và hình phạt đối với tội làm nhục, hành hung đồng đội

    Tội làm nhục đồng đội, hành hung đồng đội là gì? Tội làm nhục, hành hung đồng đội tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội làm nhục, hành hung đồng đội? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?

    Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

    Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là gì Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác qua các Bộ luật hình sự?

    Quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt

    Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là gì? Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt trong Tiếng anh là gì? Quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt?

    Quy định về trình tự đề nghị, xem xét và quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

    Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là gì? Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Tiếng anh là gì? Trình tự đề nghị, xem xét và quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

    Điều kiện, các trường hợp và thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù

    Hoãn chấp hành hình phạt tù là gì? Hoãn chấp hành hình phạt tù trong Tiếng anh là gì? Điều kiện và các trường hợp, thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù? Thẩm quyền ra quyết định hoãn và thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù?

    Điều kiện và thủ tục áp dụng tha tù trước thời hạn có điều kiện

    Tha tù trước thời hạn có điều kiện là gì? Tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Tiếng anh là gì? Điều kiện áp dụng tha tù trước thời hạn có điều kiện? Thủ tục áp dụng tha tù trước thời hạn có điều kiện?

    Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

    Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật là gì? Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật?

    Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

    Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là gì? Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân trong Tiếng anh là gì? Quy định của bộ luật hình sự về tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu dân ý?

    Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

    Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là gì? Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân?

    Cấu thành và mức hình phạt đối với Tội làm nhục người khác

    Tội làm nhục người khác là gì? Tội làm nhục người khác trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội làm nhục người khác? Mức hình phạt đối với tội làm nhục người khác?

    Quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

    Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là gì? Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong Tiếng anh là gì? Quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người?

    Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

    Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là gì? Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi  trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi?

    Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi? Xử lý hành vi đánh tráo trẻ em?

    Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là gì? Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội đánh tráo người dưới 01 tuổi? Xử lý hành vi đánh tráo trẻ em?

    Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự

    Tội mua bán người dưới 16 tuổi là gì? Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội mua bán người dưới 16 tuổi?

    Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Bộ luật hình sự

    Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là gì? Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự? Dấu hiệu pháp lý của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự? Hình phạt? Vụ án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?

    Tội lừa dối khách hàng? Mức xử phạt đối với hành vi lừa dối khách hàng

    Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng trong tiếng Anh? Cấu thành tội phạm của tội lừa dối khách hàng? Mức xử phạt đối với hành vi lừa dối khách hàng? Phân biệt tội lừa dối khách hàng với một số tội danh khác?

    Tội vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

    Tội vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là gì? Tội vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm? Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm?

           

    Quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hủy hoại rừng

    Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, Tội hủy hoại rừng là gì? Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hủy hoại rừng tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hủy hoại rừng? Dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản? Dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan